» » » » Vì sao giống nhãn Bạc Liêu đột biến được 'săn tìm'? (Ảnh)

Giá bán cao gấp 2-3 lần so với các loại nhãn đặc sản, nhưng không phải dễ tìm mua. Điều gì đã tạo cho Thanh Nhãn sự hấp dẫn đến vậy?

Theo chân GS.TS Võ Tòng Xuân  tìm về xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ) đang mùa thu hoạch Thanh Nhãn, chúng tôi có dịp thưởng thức đặc sản mới của xứ Bạc Liêu đang mở rộng lãnh thổ trên đất Cần Thơ.

Nhìn bên ngoài, Thanh Nhãn không có nhiều khác biệt so với nhãn đã định danh trên thị trường. Ảnh: Lục Tùng

 
Thanh Nhãn được trồng nhiều ở huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ). Ảnh: Lục Tùng

Cây được nhân giống theo phương pháp chiết cành. Ảnh: Lục Tùng

Nhìn bên ngoài, Thanh Nhãn không khác nhiều so với một số giống nhãn đã định danh trên thị trường... Vì thực chất đây là cây nhãn Bạc Liêu bị đột biến.

Các nhà vườn ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào toàn bộ quy trình trồng. Ảnh: Lục Tùng

Tuy nhiên, chất lượng thì hoàn toàn vượt trội. Với cơm dày, màu vàng mật... Thanh Nhãn không chỉ hấp dẫn người thưởng thức  bởi cái nhìn bên ngoài, mà để lại cảm giác “xao xuyến không tan” cho bất cứ ai đã một lần nếm thử bởi cái vị giòn tan và ngọt thanh độc đáo không lẫn với bất cứ loại nhãn nào.

Nhưng chất lượng bên trong thì rất tuyệt vời. Ảnh: Lục Tùng


Cơm dày màu vàng mật, giòn, vị ngọt thanh. Ảnh: Lục Tùng

Vì vậy, dù hiện giá bán cao gấp 2-3 lần so với nhãn đã định danh, có thương hiệu trên thị trường, như nhãn xuồng cơm vàng, nhưng khách hàng vẫn chấp nhận và săn tìm vì không dễ tìm mua do diện tích trồng chưa nhiều.

Trong khi đó, qua thực tiễn trồng trọt cho thấy Thanh Nhãn gần như miễn nhiễm với bệnh chỗi rồng- loại bệnh gây hại đến sinh trưởng cho cây mà chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu.

Thu hoạch Thanh Nhãn. Ảnh: Lục Tùng

Vì vậy nhiều nhà vườn đang mong muốn tham gia mở rộng. Tuy nhiên, theo GS.TS Võ Tòng Xuân, ngay cả khi diện tích được mở rộng cũng không quá lo ảnh hưởng đến đầu ra. Bởi bên cạnh yếu tố thị trường đang rộng mở, bản thân trái Thanh Nhãn cũng đang có nhiều lợi thế cho riêng mình.

Với vách tế bào giữ nước của trái rất dày nên Thanh Nhãn được bảo quản rất lâu trong môi trường tự nhiên sau khi thu hoạch. Nói chính xác là sau khi thu hoạch, trong môi trường tự nhiên, Thanh Nhãn sau 1 tháng thu hoạch vẫn đảm bảo chất ngon, chất lượng...

Chuyển Thanh Nhãn đến chợ đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Lục Tùng

Vì thế, Thanh Nhãn không chỉ bổ sung vào vườn hoa cây ăn trái đặc sản của Đồng bằng Sông Cửu Long thêm hương sắc mới, mà còn tạo ra hấp lực mới cuốn hút nhiều bước chân thích khám phá đến với “Vương quốc trái cây của Việt Nam”.

Lục Tùng (Báo Lao Động)

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: