» » Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (18.12.2017)

Ở các tỉnh thành phía Nam, những khu vực xuống giống lúa Đông Xuân đợt cuối tháng 12/2017 đầu tháng 01/2017 cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn, đảm bảo xuống giống tập trung, đồng loạt né rầy đạt hiệu quả nhất.

Ảnh minh hoạ

1. Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

1.1. Cây lúa

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 30.573 ha (tăng 11.362 ha so với kỳ trước, tăng 14.881 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 1.557 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gặt xong. Trong tuần đã tiến hành test Elisa cho 60 mẫu rầy tại 02 tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu, trong đó có 06 mẫu nhiễm virus (chiếm tỉ lệ 10%).

- Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 6.423 ha (giảm 4.344 ha so với kỳ trước, giảm 3.951 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 09 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 5.996 ha (tăng 1.976 ha so với kỳ trước, giảm 1.996 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 19 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.487 ha (giảm 298 ha so với kỳ trước, giảm 456 ha so với cùng kỳ năm trước). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 16.133 ha (giảm 1.244 ha so với kỳ trước, tăng 7.497 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 106 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 1.085 ha (giảm 1.488 ha so với kỳ trước, giảm 1.895 ha với cùng kỳ năm trước). Phân bố tại tỉnh Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận, Bình Định, Hậu Giang...

- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 6.492 ha (giảm 325 ha so với kỳ trước, tăng 6.666 ha với cùng kỳ năm trước), phòng trừ 1.930 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận...

- Chuột: Diện tích hại 3.951 ha (giảm 1.621 ha so với kỳ trước, giảm 1.407 ha so với cùng kỳ năm trước). Phân bố tập trung tại các tỉnh Phú Yên, Bình Thuận, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Nai, Kiên Giang....

- Ốc bươu vàng: Diện tích hại 4.264 ha (tăng 1.002 ha so với kỳ trước, giảm 2.473 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 05 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận...

- Ngoài ra, sâu năn (255 ha), sâu đục thân (347 ha), nhện gié (625 ha), bọ trĩ (1.397 ha)....

1.2. Cây ngô:

- Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 134,7 ha (tăng 16 ha so với kỳ trước), nặng 3,2 ha. Phân bố tại các tỉnh Thái Bình (81,5 ha), Hòa Bình (20,7 ha), Hải Phòng (10,2 ha), Thái Nguyên (4,5 ha), Ninh Bình (2,8 ha), Thanh Hóa (15 ha, nặng 03 ha).

- Các đối tượng khác: bệnh đốm lá (475 ha), bệnh khô vằn (468 ha), sâu đục thân (375 ha)....

1.3. Các loại rau màu:

- Bệnh xoăn lá cà chua: Diện tích nhiễm 819 ha (giảm 45 ha so với kỳ trước), nhiễm nặng 350 ha. Phân bố tập trung tại Lâm Đồng.

- Các đối tượng khác gây hại nhẹ: Bệnh mốc sương (698 ha, nặng 21 ha), Bọ nhảy (448,7 ha, nặng 5 ha), sâu xanh (208 ha, nặng 5 ha)...

1.4. Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhiễm 5.874 ha (tăng 591 ha so kỳ trước, giảm 3.752 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 1.706 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

1.5. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu nhiễm 4.627 ha (giảm 712 ha so kỳ trước, tăng 487 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 17 ha, phòng trừ 4.021 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai,...

1.6. Cây ăn quả có múi: Bệnh Greening nhiễm 2.894 ha (giảm 226 ha so với kỳ trước, giảm 176 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 126 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Nai,...

1.7. Cây dừa: Bọ cánh cứng hại diện tích 10.512 ha (tăng 19 ha so với kỳ trước, tăng 9.456 ha so với cùng kỳ năm trước) nặng 1.791 ha, chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Tp.Hồ Chí Minh...

1.8. Cây hồ tiêu

- Tuyến trùng rễ: Diện tích nhiễm 6.243 ha (giảm 297 ha so với kỳ trước, giảm 365 ha so với cùng kỳ năm trước) nặng 2.000 ha, phòng trừ 1.022 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Phú Yên...

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 5.716 ha (giảm 270 ha so với kỳ trước, tăng 795 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 1.537 ha, mất trắng 01 ha, phòng trừ 1.317 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Dương...

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm là 2.091 ha (giảm 23 ha so với kỳ trước, tăng 550 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 218 ha, mất trắng 03 ha, phòng trừ 955 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Phước...

1.9. Cây cà phê

- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 16.536 ha (tăng 450 ha so với kỳ trước, tăng 7.857 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 18 ha, phòng trừ 11.806 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị...

- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 10.575 ha (tăng 1.458 ha so với kỳ trước, tăng 4.698 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 185 ha, phòng trừ 9.985 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị...

1.10. Cây điều

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 17.382 ha (giảm 13 ha so với kỳ trước, tăng 15.096 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 146 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Gia Lai, Đắk Lắk...

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 18.180 ha (giảm 01 ha so với kỳ trước, tăng 10.450 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 98 ha. Tập trung tại Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Lắk...

1.11. Cây sắn (mì): Bệnh khảm lá

Tổng diện tích nhiễm cộng dồn là 5.895 ha (tăng 08 ha so với kỳ trước, tăng 5.895 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 136 ha, mất trắng 650 ha. Phân bố tại Tây Ninh.

2. Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (18.12.2017)

1. Các tỉnh phía Bắc

- Cây ngô: Bệnh đốm lá Sâu đục thân, bắp, rệp, chuột, bệnh lùn sọc đen tiếp tục tăng; bệnh khô vằn, sâu cắn lá... tiếp tục gây hại.

- Rau màu: Bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp, dòi đục hành... trên rau tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây, bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá trên cây cà chua... tiếp tục gây hại.

- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An và có xu hướng tăng; Bọ hung đen gây hại ở vùng mía ven sông, trên chân đất cát pha và đất thịt nhẹ mức độ hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ; Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại nhẹ.

- Cây ăn quả (cam, chanh, bưởi): Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo, ruồi đục quả, nhện hại...tiếp tục gây các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém và phòng trừ không tốt.

- Cây nhãn: Nhện lông nhung tiếp tục gây hại.

- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại có xu hướng tăng Bệnh thán thư, bệnh chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ tại các vườn cây già cỗi úng nước.

- Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt gây hại tăng, bệnh khô cành, rệp các loại,.. trên cây cà phê tiếp tục gây hại trên các vườn cây, mức độ tăng chậm. Hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém, phòng trừ sâu bệnh không tốt.

- Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn, ...tiếp tục gây hại cục bộ trên đồng ruộng. 

- Châu chấu lưng vàng: Tiếp tục gây hại tại Nghệ An, Thanh Hóa.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Cây lúa

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt...hại trên lúa mùa, lúa vụ 10+12 giai đoạn chín - thu hoạch.

- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm, vùng ổ dịch. - Chuột: Gây hại nhẹ trên các trà lúa và hại cục bộ trên giống gieo.

- Ốc bưu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước.

b) Cây trồng khác

- Cây ngô và rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bệnh trên thân - lá -rễ...hại rải rác; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân + bắp,...hại ngô giai đoạn trỗ cờ - thu hoạch...

- Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm mắt cua... tiếp tục gây hại.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, rệp sáp, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm...tiếp tục gây hại.

- Cây điều: Sâu đục thân, bọ xít muỗi, bệnh nấm hồng, bệnh thán thư...tiếp tục hại.

- Cây mía: Sâu đục thân, rệp bẹ, bệnh rượu lá, bệnh đốm vòng... phát sinh hại phổ biến trên mía giai đoạn chín sinh lý-thu hoạch; Sâu non bọ hung, sâu non xén tóc, bệnh sọc đỏ, bệnh trắng lá do Phytoplasma... gây hại cục bộ mía vùng ổ dịch.

- Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá... gây hại nhẹ. 

- Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư... tiếp tục phát sinh gây hại. 

3. Các tỉnh phía Nam

a) Cây lúa

- Rầy nâu: Phổ biến tuổi 3-4. Các tỉnh theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý rầy nâu hiệu quả.

Những khu vực xuống giống lúa Đông Xuân đợt cuối tháng 12/2017 đầu tháng 01/2017 cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn, đảm bảo xuống giống tập trung, đồng loạt né rầy đạt hiệu quả nhất.

- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát triển thuận lợi và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên, khi phát hiện bệnh cần sử dụng các loại thuốc đặc trị, không phối trộn nhiều loại thuốc hoặc phun phân bón lá, phải hạn chế việc bón thêm phân đạm, luôn giữ đủ nước trong ruộng; khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”.

Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý đối với ốc bưu vàng, sâu năn, bệnh bạc lá vi khuẩn ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh - trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại nhẹ.

b) Cây trồng khác

- Cây nhãn: bệnh chổi rồng nhãn tăng diện tích nhiễm.

- Cây thanh long: bệnh đốm nâu giảm nhẹ diện tích nhiễm.

- Cây hồ tiêu: tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh và chết chậm giảm diện tích nhiễm.

- Cây điều: diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư tăng.

- Cây dừa: diện tích nhiễm bọ cánh cứng tăng nhẹ và diện tích nhiễm bọ vòi giảm nhẹ.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành giảm nhẹ diện tích và rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.

Nguồn: Cục BVTV

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: