» » » Từ hạt gạo đến chuyện 'dễ dãi' trong xuất khẩu

Việt Nam luôn đứng trong top đầu những nước xuất khẩu gạo ra thế giới sau nhiều năm đổi mới, mở cửa. Nhưng dường như Việt Nam đang tụt hậu với chính mình.

Ảnh minh hoạ

Năm 2016, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 ước đạt 399.000 tấn với giá trị đạt 181 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo năm 2016 ước đạt 4,88 triệu tấn2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với năm 2015. Cũng dễ hiểu khi bức tranh xuất khẩu gạo năm 2016 được coi là “u ám”. Cụ thể nhất là cuối năm 2016, nhiều lô hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam bị Mỹ, vốn được coi là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng, bị trả về. Lý do thật đơn giản bởi theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), có 8 hoạt chất trong gạo Việt Nam khi xuất sang Mỹ vượt mức giới hạn cho phép nhưng cả 8 hoạt chất này đều có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Việc bấp bênh trong sức cạnh tranh không phải là vấn đề của riêng gạo xuất khẩu, mà còn là vấn đề của nông sản Việt Nam và nhiều mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu khác.

Trong khi đó, nếu nhìn sang các nước xung quanh, điển hình là Thái Lan và Campuchia, thì sẽ thấy gạo Việt Nam ngày càng lép vế. Gạo thơm Thái Lan đã trở nên quá quen thuộc với các khách hàng châu Âu và thị trường 28 nước thuộc EU nói riêng, trong khi gạo Việt Nam mới đang ở bước xây dựng hình ảnh.

Hay Campuchia, chỉ mới hơn 5 năm tham gia xuất khẩu, nhưng gạo Campuchia đã nổi tiếng trên thế giới khi 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới và có tới 8 thương hiệu để trưng bày tại một hội chợ thương mại lương thực lớn được tổ chức ở Thái Lan năm 2016.

Vậy điều gì rút ra được từ câu chuyện xuất khẩu gạo?

Trước hết là sự dễ dãi, bằng lòng của doanh nghiệp với những thị trường truyền thống, phân khúc thấp trong nhiều năm đã tạo ra thói quen “ăn xổi ở thì”.

Thêm nữa, phải thừa nhận những rào cản là điều kiện kinh doanh trong xuất khẩu gạo nhiều năm nay đã kìm hãm tiềm năng, sức sáng tạo... của doanh nghiệp. Mặc dù hồi tháng 3/2017, Thủ tướng đã nói rất mạnh về việc dỡ bỏ những rào cản đối với xuất khẩu gạo tại Hậu Giang, nhưng cho tới nay, những gì mà Bộ Công Thương và VAF đang làm để thực hiện chỉ thị của Thủ tướng vẫn tình trạng… dự thảo.

Mặt khác, lý do gạo Việt Nam bị Mỹ trả về với lý do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép là phù hợp với thực tế. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm hơn 49% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này. Nhưng lẽ ra Bộ NN&PTNT phải phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Y tế để ngăn chặn những loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại vào Việt Nam, thì lại lưu ý doanh nghiệp trước khi xuất khẩu gạo phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tránh để bị nước nhập khẩu trả về.

Rõ ràng, các bộ, ngành nói chung và nhà nước nói riêng nên tập trung vào nhiệm vụ quản lý vĩ mô của mình. Còn ứng phó với thị trường xuất khẩu ra sao, hãy để các doanh nghiệp tự mình sáng tạo, linh hoạt và xông vào cuộc chơi. 

Đại Dương (Diễn đàn doanh nghiệp)

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: