Ở các tỉnh thành phía Nam, diện tích nhiễm bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục giảm (lúa Hè Thu đang vào cuối vụ). Trên lúa Thu Đông – Mùa, cần theo dõi phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ.
Ảnh minh hoạ
1. Trên lúa
1.1. Các tỉnh phía Bắc
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu nontuổi lớn tiếp tục hạidiện hẹp trên trà lúa muộn và trên những diện tích lúa xanh tốt.
- Rầy nâu-rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 6 mật độ tăng và hại diện rộng trên các trà lúa.
- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc, dảnh héo diện hẹp trên các trà lúa. Trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hóa.
- Bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát sinh gây hại trà lúa Mùa trung - muộn, tập trung các tỉnh ven biển.
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông tiếp tục hại diện hẹp, trên các giống nhiễm, chủ yếu các tỉnh miền núi.
- Bệnh vàng lá di động tiếp tục phát sinh gây hại diện hẹp trà lúa Mùa trung - muộn.
- Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn... hại tăng; châu chấu tre, bọ xít dài ... tiếp tục hại.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 6 tại tiếp tục gây hại trên lúa Mùa đứng cái- đòng trỗ. Mật độ sâu, diện tích nhiễmgiảm.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn chín, trên lúa Mùa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.
- Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu, phát sinh trên lúa Mùa tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị xu hướng tăng nhanh.
- Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa Mùa, hại nặng tại Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
- Bệnh khô vằn, lem lép hạt tiếp tục phát sinh, gây hại trên lúa trỗ - chín tại các tỉnh trong vùng.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hạitrên trà lúa đứng cái - làm đòng,hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.
- Các đối tượng như: Sâu đục thân, nhện gié, bệnh sinh lý,...tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa Mùa.
1.3. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn, bệnh chết cây, sâu đục thân,...tiếp tục phát sinh gia tăng gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát sinh hại chủ yếu lúa rẫy ở các tỉnh Tây Nguyên và rải rác ở đồng bằng.
- Bọ trĩ, sâu keo, bệnh đốm nâu, bệnh nghẹt rễ,... hại cục bộ lúa vụ 3 giai đoạn đẻ nhánh và lúa vụ 4 giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Tiếp tục hại cục bộ các trà lúa.
- Ốc bưu vàng: Phân bố và tích tụ theo nguồn nước trên đồng ruộng.
1.4. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: phổ biến tuổi 5 Trưởng thành, cần duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy nâu di trú chích hút thân cây lúa đối với lúa Thu Đông dưới 25 ngày sau sạ; khi rầy xuất hiện mật số cao cần phun xịt thuốc kịp thời theo nguyên tắc 4 đúng nhằm hạn chế thấp nhất khả năng rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa. Đặc biệt, những vùng chuẩn bị gieo cấy lúa Thu Đông - Mùa 2017 trong tuần đầu tháng 9/2017 nên theo dõi diễn biến của rầy nâu vào đèn và tình hình khí tượng thuỷ văn ở địa phương để tiến hành gieo cấy đạt hiệu quả cao.
- Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục giảm (lúa Hè Thu đang vào cuối vụ). Trên lúa Thu Đông – Mùa, cần theo dõi phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, chuột ... giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
2. Trên cây trồng khác
- Trên rau: Sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rệp, bệnh mốc sương, bệnh gỉ sắt ... phát sinh gây hại nhẹ.
- Trên cây ngô: Rệp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh đốm nâu và bệnh gỉ sắt... phát sinh gây hại nhẹ.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, rệp sáp hại tăng;bệnh chết chậm bệnh thán thư có xu giảm nhẹ.
- Cây cà phê: Bệnh khô cành, rệp sáp...gây hại xu hướng giảm; bệnh gỉ sắt, rệp vẩy xanh... gây hại xu hướng tăng nhẹ.
- Cây có múi: Diện tích nhiễm bệnh Greening giảm nhẹ.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư tăng nhẹ diện tích nhiễm.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng giảm nhẹ.
- Cây dừa: Bọ cánh cứnggiảm mạnh diện tích nhiễm.
- Cây điều: Bọ xít muỗi hại điều tăngnhẹ; bệnh thán thư và sâu phỏng lá giảm nhẹ diện tích gây hại.
- Cây mía: Bệnh trắng lá... gây hại cục bộ mía ở vùng ổ dịch, diện tích nhiễm có xu hướng tăng.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh và gây hại.
* Châu chấu tre:Châu chấu tre tiếp tục xuất hiện và gây hại tại các tỉnh Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ninh.
Theo Cục bảo vệ thực vật
Không có nhận xét nào: