Ở các tỉnh thành phía Nam, trên lúa Thu Đông - Mùa 2017 do điều kiện thời tiết thích hợp bệnh đạo ôn có thể gia tăng diện tích và mức độ hại. Khuyến cáo, theo dõi phát hiện và điều trị bệnh kịp thời trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
Ảnh minh hoạ
1. Trên lúa
1.1. Các tỉnh phía Bắc
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành lứa 6 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại diện rộng trên các trà lúa.
- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 6 nở gây hại diện rộng trên trà lúa mùa sớm - chính vụ và trên các giống nhiễm.
- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc diện hẹp trên lúa cực sớm - sớm, dảnh héo trên lúa chính vụ - muộn.
- Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn... hại tăng; châu chấu tre, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn ... tiếp tục hại.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 6 tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn trỗ - chín, lúa Mùa giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng, tập trung gây hại từ 10 - 20/8 với mật độ sâu, diện tích nhiễm tăng. Khả năng hại nặng tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.
- Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt tiếp tục phát sinh, gây hại tăng tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại xu hướng tăng trên lúa Hè Thu giai đoạn trỗ - ngậm sữa, và hại trên lúa Mùa giai đoạn lúa đứng cái- làm đòng.
- Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục phát sinh gây hại, xu hướng tăng tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Các đối tượng khác như: Sâu đục thân, nhện gié, bệnh sinh lý,...tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình.
1.3. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn, bệnh chết cây, sâu đục thân,...tiếp tục phát sinh gia tăng gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng cục bộ lúa Hè Thu muộn, lúa vụ 3, lúa rẫy,... giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.
- Bọ trĩ, sâu keo, bệnh đốm nâu, bệnh nghẹt rễ,... hại cục bộ lúa vụ 3, lúa mùa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát sinh hại chủ yếu lúa rẫy ở các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Ngãi, Khánh Hòa.
- Chuột: Tiếp tục hại cục bộ các trà lúa.
- Ốc bưu vàng: Gây hại cục bộ vùng trũng thấp.
1.4. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: đang tuổi 1-3. Kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi đợt rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3 với mật số cao, xử lý thật tốt bằng một trong những loại thuốc chống lột xác, không nên phối trộn hay sử dụng các thuốc trừ sâu có phổ tác động rộng để diệt rầy, tránh bộc phát rầy ở giai đoạn sau.
- Trên lúa Thu Đông - Mùa 2017 do điều kiện thời tiết thích hợp bệnh đạo ôn có thể gia tăng diện tích và mức độ hại. Khuyến cáo, theo dõi phát hiện và điều trị bệnh kịp thời trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
- Bệnh lem lép hạt tiếp tục phát triển trên lúa trỗ đến ngậm sữa.
- Bệnh bạc lá tiếp tục phát triển trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trỗ, trong điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ hoặc những chỗ lúa quá tốt do bón quá nhiều phân đạm, chú ý các giống nhiễm nặng như Jasmine85, C10, VD20, OM4900, OM4218....
Ngoài ra, cũng cần lưu ý bệnh khô vằn, chuột giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
2. Trên cây trồng khác
- Trên rau: Sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rệp... gây hại chủ yếu trên rau ăn lá; Sâu đục quả, bệnh héo xanh, bệnh thán thư... hại chủ yếu trên cây họ cà.
- Trên cây ngô: Sâu xanh, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh đốm nâu và bệnh gỉ sắt... phát sinh gây hại nhẹ.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, rệp sáp, bệnh thán thư tăng nhẹ; bệnh chết chậm ... có xu hướng giảm.
- Cây cà phê: Bệnh khô cành... gây hại xu hướng giảm; Bệnh rụng quả và bệnh đốm mắt cua phát sinh gây hại nhẹ.
- Cây có múi: Bệnh Greening xu hướng gây hại giảm.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu giảm nhẹ diện tích nhiễm.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng có xu hướng tiếp tục giảm.
- Cây dừa: Bọ cánh cứng tăng mạnh diện tích nhiễm.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư và sâu phỏng lá giảm nhẹ diện tích gây hại.
- Cây mía: Bệnh trắng lá... gây hại cục bộ mía ở vùng ổ dịch, diện tích nhiễm có xu hướng giảm nhẹ.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh và gây hại.
* Châu chấu tre: Châu chấu tre tiếp tục xuất hiện và gây hại tại các tỉnh Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình. Nếu không tổ chức phòng trừ tốt, châu chấu phát tán và gây hại trên tre, luồng, vầu và cây nông nghiệp.
Theo Cục Bảo vệ thực vật
Không có nhận xét nào: