Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 4, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý, không để lây lan diện rộng và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sang các trà lúa mới gieo sạ.
Ảnh minh họa
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 3 tiếp tục gây hại trên lúa đông xuân 2015-2016 giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi, gây cháy ổ nếu không phòng trừ kịp thời tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Sâu đục thân 2 chấm: Tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên các trà lúa trỗ muộn.
Các đối tượng khác tiếp tục gây hại với mức độ nhẹ.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh hại nhẹ lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh - cuối đẻ; sâu keo, bọ trĩ... phát sinh hại chủ yếu lúa xuân hè, hè thu sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh - cuối đẻ và lúa hè thu sớm giai đoạn gieo sạ - đẻ nhánh.
- Ốc bươu vàng: Tập trung ở vùng trũng thấp.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 4, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý, không để lây lan diện rộng và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sang các trà lúa mới gieo sạ.
- Thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển trên trà lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ.
- Ốc bươu vàng gây hại nhẹ đến trung bình, trên lúa thu đông mới gieo sạ đến dưới 15 ngày, nhất là những vùng có mưa nhiều khó thoát nước. Những nơi chưa gieo sạ nên vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, thu gom ốc bươu vàng hoặc xử lý bằng thuốc hóa học trừ ốc để hạn chế thiệt hại ngay từ đầu vụ.
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý bệnh lem lép hạt giai đoạn trỗ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
2. Trên cây trồng khác
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại hại lúa nương và ngô tại Sốp Cộp (Sơn La).
- Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại trên rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long hại nhẹ.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La.
Theo Cục Bảo vệ thực vật
Không có nhận xét nào: