» » Giấc mộng toàn cầu của cacao Việt

Chuyện Tập đoàn Puratos Grand - Place Việt Nam “đánh thức” tiềm năng của cây cacao đã trở thành niềm hi vọng cho loại cây này. Nhưng để nuôi dưỡng được niềm hi vọng đó, không thể chỉ trông chờ vào Puratos Grand - Place Việt Nam.

Giám đốc điều hành Tập đoàn Puratos Grand - Place Việt Nam cho biết, hàng năm Tập đoàn xuất khẩu được hàng trăm tấn hạt cacao ra thị trường thế giới, trong đó có những nước khó tính như Nhật Bản và dự kiến năm 2016, họ sẽ đầu tư cho ngành cacao Việt Nam khoảng 3 triệu USD.

Phơi hạt ca cao trong nhà kính tại Nhà máy sơ chế ca cao Puratos Grand-Place Việt Nam (Bến Tre)

Cơ hội lớn

Nguyên nhân tạo động lực cho Tập đoàn này “rót” vốn vào đầu tư phát triển cây cacao là bởi, thứ nhất đối với nhiều tỉnh thành, đây là cây trồng chủ lực, thứ hai, nhu cầu thị trường Việt Nam và thế giới về cacao còn rất lớn. Theo đó, giá cacao đang tăng nhanh theo từng năm, đặc biệt hiện giá cacao đang ở mức gần 3.360 USD/tấn hạt. Trong đó, giá thu mua hạt cacao tại Việt Nam niên vụ 2015- 2016 đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, từ 70-75 ngàn đồng/kg. Như vậy, giá tốt cùng với việc chất lượng cacao Việt Nam đang dần được khẳng định trên thị trường thế giới chính là những tiền đề tốt cho doanh nghiệp này trong việc phát triển cây cacao trong tương lai.

Với mức doanh thu vẫn tăng trưởng ở mức 47- 48% qua các năm, Vinacacao cũng kỳ vọng, sắp tới sẽ thâm nhập thị trường các thị trường Thái Lan, Singapore và Malaysia bằng một số dòng sản phẩm sôcôla và cacao bột với thương hiệu riêng.

Trong khi đó, theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, thế giới sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn cacao vào năm 2020. Các vùng sản xuất nguyên liệu cacao là khu vực châu Phi và Nam Mỹ được dự báo sẽ khó có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển trong điều kiện rất khó khăn. Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đang được nhìn nhận là khu vực tiềm năng cho ngành hàng cacao phát triển.

Mặc dù, cơ hội về thị trường phát triển ngành cacao Việt Nam đang được doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng nhưng điều khiến cả doanh nghiệp và giới chuyên gia lo ngại là cho đến nay việc phát triển ngành cacao mới chỉ được nghiên cứu chủ yếu dưới dạng định hướng. TS Nguyễn Trọng Uyên - Phó Viện trưởng Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Bộ NN-PTNT cho biết, vấn đề quy hoạch ngành hàng cacao được đặt ra từ năm 2008, nhưng đến năm 2012, Bộ NN- PTNT mới phê duyệt quy hoạch phát triển cacao các tỉnh phía Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Bên cạnh đó, sau gần 10 năm phát triển cây cacao, chính sách dành cho loại cây trồng này gần như không có, ngoài chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, thế giới sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn cacao vào năm 2020.

Thay đổi từ chất lượng hạt

Hiện cacao Việt Nam đang được xuất khẩu dưới 2 dạng: thô và thành phẩm. Trong đó, theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu bán cacao sơ chế chỉ có thể lãi 15%, thì sản phẩm từ cacao đã sơ chế như kẹo, bột… có thể lên đến 400%. Và trên thực tế, hiện nay, một số công ty đã đẩy mạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất tại thị trường Việt Nam như Grand Place hay Vinacacao. Ngay từ năm 2007, Vinacacao đã đầu tư nhà máy sản xuất khoảng hơn 40 triệu USD tại Bến Tre để sản xuất 15 loại sản phẩm tiêu thụ tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, công ty này đang phải nhập khẩu đến gần 70% nguyên liệu sản xuất từ Malaysia với giá cao hơn trong nước đến 10% để sản xuất. Thậm chí, Vinacacao đã phải mang nguyên liệu thô sang Malaysia để chế biến thành sản phẩm dạng bột rồi chuyên chở về Việt Nam để chế biến thành phẩm. Vị giám đốc của công ty này cũng thừa nhận, dù chi phí đầu tư một nhà máy để chế biến giai đoạn đầu không quá lớn nhưng sản lượng cacao thô trong nước còn quá ít nên chưa thể đầu tư mạnh.

Còn với tính toán công ty cacao Trọng Đức thì trung bình, cứ 1 tỷ đồng tiền nguyên liệu, công ty chỉ phải bỏ ra 5 - 6 triệu đồng tiền vận chuyển nên việc chế biến tại Malaysia là biện pháp tốt nhất hiện nay. Cũng theo đại diện công ty này, để sản phẩm cacao chế biến của Việt Nam có thể xuất được sang các nước châu Âu và một số thị trường lớn khó tính thì vốn đầu tư vào hệ thống và công nghệ chế biến phải tăng gấp 2-3 lần.

Ông Đinh Hải Lâm - GĐ phát triển cacao Việt Nam cho biết, cacao Việt Nam giao dịch trên sàn London với mức cộng thưởng lớn do đạt chất lượng cao. Và để có được những hạt cacao nguyên liệu tốt nhất, các doanh nghiệp đều sẵn sàng đứng ra hỗ trợ nông dân từ giống, kỹ thuật trồng…

Mai Thanh (Diễn đàn doanh nghiệp)

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: