Hôm nay (08/09), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều giảm. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 09/15 giảm 14 USD/tấn hay -0,88% xuống còn 1.575 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng giảm 17 - 18 USD/tấn. Thị trường New York nghỉ lễ Lao động (Labor Day) của Mỹ, không giao dịch. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên giảm 400 ngàn đồng/tấn xuống còn 34,8 - 35,4 triệu đồng/ tấn.
Ảnh minh họa
Chi tiết giá cà phê Việt Nam và thế giới ngày 08/09:
Giá cà phê Robusta (sàn Liffe - London, Anh) - Nguồn: theice.com
Giá cà phê Arabica (sàn ICE - New York, Mỹ) - Nguồn: theice.com
Giá cà phê Robusta trên sàn London giảm do đồn đoán sản lượng cà phê tại các nước châu Á, kể cả Việt Nam, tăng lên.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 có khả năng giảm từ 20% trở lên so với kế hoạch, ghi nhận niên vụ thứ ba liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.
Nguyên nhân chính được cho là do từ đầu niên vụ, các tỉnh vùng trọng điểm cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai bị hạn nặng, kéo dài khiến hàng chục nghìn hecta cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh bị thiếu nước tưới chết khô hoặc khô cành, khó khăn trong việc chăm sóc phục hồi.
Mặt khác, diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp ngày càng tăng trong khi việc thực hiện tái canh chậm. Chỉ riêng các tỉnh Tây Nguyên diện tích cà phê trên 20 năm tuổi (già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh) cần phải trồng tái canh từ nay đến năm 2020 là hơn 120.000ha. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các nông hộ, doanh nghiệp triển khai trồng tái canh cà phê còn hạn chế, tiến độ không như mong muốn, theo Nhịp cầu đầu tư.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 có khả năng giảm từ 20% trở lên so với kế hoạch, ghi nhận niên vụ thứ ba liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.
Nguyên nhân chính được cho là do từ đầu niên vụ, các tỉnh vùng trọng điểm cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai bị hạn nặng, kéo dài khiến hàng chục nghìn hecta cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh bị thiếu nước tưới chết khô hoặc khô cành, khó khăn trong việc chăm sóc phục hồi.
Mặt khác, diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp ngày càng tăng trong khi việc thực hiện tái canh chậm. Chỉ riêng các tỉnh Tây Nguyên diện tích cà phê trên 20 năm tuổi (già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh) cần phải trồng tái canh từ nay đến năm 2020 là hơn 120.000ha. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các nông hộ, doanh nghiệp triển khai trồng tái canh cà phê còn hạn chế, tiến độ không như mong muốn, theo Nhịp cầu đầu tư.
Xem chi tiết giá cà phê cập nhật liên tục tại đây
tintucnongnghiep.com
Không có nhận xét nào: