Việc nâng cao khả năng sản xuất đường trong nước của Sri Lanka gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là năng suất đường trung bình năm 2014 chỉ còn 45 tấn/ha, thấp hơn so với trung bình trong 25 năm qua là 55 tấn/ha.
Các giống mía mới
Ngành mía đường thế giới đều có đầu tư và thay đổi nhất định để thích nghi với xu thế mới. Yêu cầu thay đổi đặt ra với ngành mía đường tất cả các nước, trong đó Sri Lanka không ngoại lệ.
Tuy nhiên, sự phát triển ngành mía đường nước này hiện ở mức khá thấp. Điều này đặt ra bài toán cho sự thay đổi và thích ứng của Sri Lanka trong thời kì hội nhập.
Thách thức
Theo các chuyên gia, việc bảo vệ ngành đường nội địa tại Sri Lanka đang là một vấn mà rất khó khăn, vì hiện nay nạn đường nhập lậu đang hoành hành. Đây không chỉ là vấn đề của Sri Lanka mà còn là vấn đề của rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Để có thể giải quyết được hàng loạt các vấn đề bất cập như trên không thể một sớm một chiều, Chính phủ Sri Lanka cần có một lộ trình cụ thể, chặt chẽ mới có hy vọng vực dậy ngành mía đường trong nước.
Dù công nghệ sản xuất đường bằng nồi chân không đã vận hành hơn 50 năm qua, nhưng sản lượng đường cao nhất của Sri Lanka cũng chỉ đạt 72.274 tấn (năm 1994) và đến năm 2014 chỉ còn 50.800 tấn, chiếm 8% nhu cầu tiêu dùng trong nước (khoảng 650.000 tấn/năm).
Nguyên nhân chính của việc suy giảm sản xuất đường trong các năm qua tại Sri Lanka là do hai nhà máy đường tại Kantale và Hingurana đóng cửa, không đủ mía nguyên liệu để ép. Vì thế, việc nhập khẩu đường trong năm nay của Sri Lanka chiếm khoảng 47% hạn ngạch của 3 loại lương thực chính là lúa gạo, bột mỳ và đường (chiếm 2% tổng kim ngạch nhập khẩu). Cho nên việc nhập khẩu đường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản của quốc gia của nước này.
Việc nâng cao khả năng sản xuất đường trong nước của Sri Lanka gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là năng suất đường trung bình năm 2014 chỉ còn 45 tấn/ha, thấp hơn so với trung bình trong 25 năm qua là 55 tấn/ha. Tình trạng này một phần do nông dân không trồng giống mía theo khuyến cáo, quản lý đồng ruộng từ khâu trồng đến chăm sóc rất yếu.
Ngoài ra, tỷ lệ đường thu hồi năm 2014 rất thấp do khâu quản lý cây trồng hạn chế, người dân không chấp nhận giống mía mới và tỷ lệ thu hoạch mía non còn cao.
Mặc dù thời gian qua, Sri Lanka đã có những thay đổi nhất định trong chính sách và cách làm, nhưng nhìn chung không có nhiều cải thiện. Chi phí sản xuất đường tại nước này khá cao do chi phí điều hành tốn kém, nhà máy có công suất nhỏ, chất lượng mía thấp, không khai thác hết công suất...
Thay đổi để hội nhập
Vấn đề đặt ra cho ngành mía đường Sri Lanka là gia tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất; tìm kiếm giải pháp giảm nhân công trên đồng ruộng, đặc biệt là giai đoạn thu hoạch; giải quyết vấn đề lây nhiễm sâu và bệnh hại mía; đồng thời ổn định giá đường nội địa và đối mặt với cạnh tranh giá đường nhập khẩu…
Theo các chuyên gia, để gia tăng sản lượng, Sri Lanka cần đẩy mạnh khâu tiếp nhận giống mía mới có năng suất tốt và các biện pháp canh tác khoa học kỹ thuật cao theo khuyến cáo. Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa canh tác mía cũng như nghiên cứu phát triển các loại hình cơ giới phù hợp với đồng ruộng nhỏ và điều kiện địa phương trồng mía. Bên cạnh đó, nước này cũng cần ưu tiên triển khai kỹ thuật phòng trị các loại sâu bệnh hại mía thân thiện với hệ sinh thái để phát triển bền vững.
Một vấn đề nữa khá cấp thiết là Chính phủ Sri Lanka cần hiện đại hóa dây chuyền để nâng công suất chế biến, đa dạng hóa sản phẩm mía đường. Đồng thời tăng cường thêm chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất ngành mía đường trong nước, như: Tạo một khung hành động về luật, điều tiết và thể chế hóa để phát triển ngành đường; khuyến khích đầu tư phát triển ngành đường và gia tăng công suất, năng suất, chất lượng mía.
Chính phủ Sri Lanka cũng cần đảm bảo đủ mía cho các nhà máy bằng cách thu hút nông dân trồng mía, đầu tư các công trình cung cấp nguồn nước tưới và các phương tiện khác cho trồng trọt, chế biến và phát triển nhân sự ngành đường. Có chính sách khuyến khích tăng thu hồi đường và cồn, tạo thêm thu nhập, đảm bảo phân chia lợi nhuận giữa nhà máy và nông dân; đồng thời có chính sách ổn định giá đường nội địa.
NPK (nongnghiep.vn)
Không có nhận xét nào: