Hôm nay (23/04), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tăng. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê Robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 07/15 tăng 16 USD/ tấn hay +0,87% lên mức 1841 USD/ tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 12 - 19 USD/ tấn. Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 07/15 tăng 0.95 cent/lb hay +0,67% lên mức 143.65 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng tăng 0.75 - 2.10 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tăng trở lại 400 - 500 ngàn đồng/ tấn lên mức 38,6 - 39,5 triệu đồng/ tấn.
Ảnh minh họa
Chi tiết giá cà phê Việt Nam và thế giới ngày 23/04:
Giá cà phê Robusta (sàn Liffe - London, Anh)
Giá cà phê Arabica (sàn ICE - New York, Mỹ)
Giá cà phê Arabica Braxin (sàn BMF - SãoPaulo, Braxin)
Nguồn dữ liệu: giacaphe.com
Chênh lệch giá giữa cà phê arabica và robusta (Ice7/Liffe7) tăng nhẹ lên 60,15 cent/pound từ 59,93 cent/pound hôm qua.
Tồn kho cà phê Arabica chế biến ướt có chứng chỉ trên sàn New York hôm 22/4 giảm 1.616 bao xuống còn 2.265.182 bao.
Thị trường nội địa Việt Nam đã có dấu hiệu “dễ thở” hơn song vẫn gặp khó khăn do hiện tượng kháng giá của một bộ phận nông dân và thương nhân nội địa.
Trong khi đó, tháng 4 đang dần kết thúc với kỳ nghỉ lễ Lao động quốc tế kéo dài gần một tuần, giới thương nhân dự đoán xuất khẩu cà phê tháng 4 của Việt Nam chỉ đạt 2 triệu bao, giảm so với 2,17 triệu bao trong tháng 3/2015. Như vậy, xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm niên vụ 2014-2015 (tháng 10/2014 – tháng 9/2015) chỉ đạt xấp xỉ 12,83 triệu bao, thấp nhất kể từ năm 2009-2010.
Robobank cũng dự đoán sản lượng cà phê của Việt Nam - nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới - năm nay đạt 30 triệu bao. Đồng thời nhận định, giá Robusta “có thể chưa đủ tốt để nông dân Việt Nam xả bán lượng hàng tồn kho” và dự đoán giá Robusta bình quân quý IV/2015 đạt 2.200 USD/tấn, cao hơn so với 1.878 USD/tấn giá kỳ hạn giao tháng 11/2015 ghi nhận hôm 22/4.
Vụ thu hoạch cà phê robusta tại Sumatra, Indonesia, chuẩn bị bắt đầu với sản lượng dự đoán tăng 20-25%. Do vậy, giới thương nhân dự đoán vào tháng 6 tới, lực bán cà phê vụ mới sẽ tăng.
Trong khi đó, đồng nội tệ real Brazil tiếp tục hồi phục so với USD và với việc thu hoạch cà phê Arabica vụ tới chỉ còn vài tuần nữa là đạt chính vụ, hoạt động bán ra tồn kho cà phê Arabica trên thị trường nội địa diễn ra khá chậm chạp.
Giá cà phê Arabica tăng chủ yếu do đồng nội tệ real Brazil tăng so với USD, làm tăng giá tài sản của Brazil.
Hơn nữa, Robobank đã nâng dự báo thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ hiện tại thêm 300.000 bao lên 6,4 triệu bao, trong khi hạ ước tính thiếu hụt niên vụ 2015-2016, giảm 100.000 bao xuống 1,5 triệu bao, chủ yếu do sản lượng cà phê của Brazil dự đoán tăng lên 48,5 triệu bao, theo trang tin nhipcaudautu.
Tồn kho cà phê Arabica chế biến ướt có chứng chỉ trên sàn New York hôm 22/4 giảm 1.616 bao xuống còn 2.265.182 bao.
Thị trường nội địa Việt Nam đã có dấu hiệu “dễ thở” hơn song vẫn gặp khó khăn do hiện tượng kháng giá của một bộ phận nông dân và thương nhân nội địa.
Trong khi đó, tháng 4 đang dần kết thúc với kỳ nghỉ lễ Lao động quốc tế kéo dài gần một tuần, giới thương nhân dự đoán xuất khẩu cà phê tháng 4 của Việt Nam chỉ đạt 2 triệu bao, giảm so với 2,17 triệu bao trong tháng 3/2015. Như vậy, xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm niên vụ 2014-2015 (tháng 10/2014 – tháng 9/2015) chỉ đạt xấp xỉ 12,83 triệu bao, thấp nhất kể từ năm 2009-2010.
Robobank cũng dự đoán sản lượng cà phê của Việt Nam - nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới - năm nay đạt 30 triệu bao. Đồng thời nhận định, giá Robusta “có thể chưa đủ tốt để nông dân Việt Nam xả bán lượng hàng tồn kho” và dự đoán giá Robusta bình quân quý IV/2015 đạt 2.200 USD/tấn, cao hơn so với 1.878 USD/tấn giá kỳ hạn giao tháng 11/2015 ghi nhận hôm 22/4.
Vụ thu hoạch cà phê robusta tại Sumatra, Indonesia, chuẩn bị bắt đầu với sản lượng dự đoán tăng 20-25%. Do vậy, giới thương nhân dự đoán vào tháng 6 tới, lực bán cà phê vụ mới sẽ tăng.
Trong khi đó, đồng nội tệ real Brazil tiếp tục hồi phục so với USD và với việc thu hoạch cà phê Arabica vụ tới chỉ còn vài tuần nữa là đạt chính vụ, hoạt động bán ra tồn kho cà phê Arabica trên thị trường nội địa diễn ra khá chậm chạp.
Giá cà phê Arabica tăng chủ yếu do đồng nội tệ real Brazil tăng so với USD, làm tăng giá tài sản của Brazil.
Hơn nữa, Robobank đã nâng dự báo thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ hiện tại thêm 300.000 bao lên 6,4 triệu bao, trong khi hạ ước tính thiếu hụt niên vụ 2015-2016, giảm 100.000 bao xuống 1,5 triệu bao, chủ yếu do sản lượng cà phê của Brazil dự đoán tăng lên 48,5 triệu bao, theo trang tin nhipcaudautu.
tintucnongnghiep.com
Không có nhận xét nào: