Trước tết, Ban Chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cử ông Huỳnh Thế Năng (ảnh), Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) điều hành VFA và chuẩn bị nhân sự bầu chủ tịch VFA. Ngày 1-3, ông Huỳnh Thế Năng cùng Bộ NN-PTNT triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đông xuân ĐBSCL một cách nhanh chóng, minh bạch. PV Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông
Ông có thể nói gì về việc Vinafood 2 thắng thầu 300.000 tấn gạo cho Philippines?
- Trong bối cảnh hiện nay, khi phải triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo quy lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 vùng ĐBSCL, con số này có ý nghĩa rất lớn, giúp khơi thông thị trường vùng lúa hàng hóa lớn nhất nước. Càng có ý nghĩa hơn, khi chúng ta thắng thầu với số lượng lớn: 300.000 tấn gạo so với Thái Lan 200.000 tấn. Điều mà những lần dự thầu gần đây cung cấp gạo cho Philippines hay Malaysia, Việt Nam phải đứng sau Thái Lan. Nhưng cũng phải công nhận, đây là thắng lợi bất ngờ khi Thái Lan chỉ tham gia đấu thầu cung cấp 200.000 tấn, trong khi Việt Nam tham gia hết 250.000 tấn gạo 15% tấm và 250.000 tấn gạo 25% tấm.
Thưa ông, dù được đánh giá việc triển khai mua tạm trữ gạo lần thứ 6 của VFA là kịp thời, dân chủ, công khai, thế nhưng vẫn có một số ý kiến thắc mắc vì sao tỉnh có sản lượng lúa gạo hàng hóa lớn lại phân công ít, và vì sao chỉ tạm trữ 1 triệu tấn gạo quy lúa?
- Ngay khi có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, VFA soạn văn bản gửi doanh nghiệp (DN) kinh doanh lương thực để đăng ký. Từ lượng đăng ký này VFA dự kiến số phân bổ, trên cơ sở đó phối hợp Bộ NN-PTNT thảo luận công khai với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL. 4 tiêu chí được VFA đưa ra và được thống nhất là: DN phải đăng ký, có thành tích mua tạm trữ 2013-2014, có năng lực tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo tạm trữ và có tham gia mô hình liên kết cánh đồng lớn. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, dù có vài ý kiến khác nhưng trong thảo luận có sự đồng thuận cao. Đó là quá trình minh bạch đầu tiên trong 6 lần triển khai. Việc mua lúa gạo trên địa bàn có nhiều DN trong và ngoài tỉnh cùng tham gia đáp ứng 4 tiêu chí trên để quyết định lượng phân bổ. Đây chỉ là biện pháp điều tiết thị trường, kích thích lúa gạo lưu thông nên không thể mua hết lượng lúa hàng hóa, khoảng 4,3 triệu tấn gạo.
Một trong những thay đổi cơ bản của Vinafood 2 khi vừa về lãnh đạo, theo ông là, thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ hạt gạo sang hạt lúa. Vậy điều này đã được thể hiện như thế nào trên thực tế?
- Tháng 5-2014, lãnh đạo Vinafood 2 đồng thuận về đổi mới tư duy tiếp cận thị trường với 2 nội dung quan trọng: Giữ vững và khai thác hiệu quả thị trường tập trung; mở rộng thị trường thương mại gạo cả trong và ngoài nước. Thay vì tiếp cận hạt gạo để kinh doanh như lâu nay, chuyển dần sang hạt lúa. Vinafood 2 đưa ra 4 giải pháp để từng bước thích ứng thị trường thế giới cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Một, xúc tiến thương mại gạo hàng năm để mở rộng thị trường gạo trong và ngoài nước.
Hai, xây dựng mô hình liên kết cánh đồng lớn với 3 phương thức: Vinafood 2 đầu tư toàn bộ, tư vấn kỹ thuật và tiêu thụ lúa theo giá thị trường (chuỗi dài). Đầu tư một phần về giống hay vật tư nông nghiệp và mua lại lúa giá thị trường. Và đặt hàng nông dân sản xuất theo nhu cầu thị trường (chuỗi ngắn). Để thực hiện, tổ chức hợp tác 3 nhóm lợi ích: Nhà cung ứng gồm nông dân kinh doanh lúa gạo, hàng sáo, thương lái; Nhà máy sấy, xay xát, lau bóng và tổ hợp nhà máy; và các công ty. Nhóm các ngân hàng thương mại (NHTM) cùng Vinafood 2 tham gia chuỗi ngắn của sản xuất lúa gạo. Hướng tới hài hòa lợi ích và rủi ro với 3 nhóm lợi ích cùng tham gia. Vinafood 2 liên kết hợp tác với Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) để cung ứng toàn bộ phân bón và hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) về mô hình liên kết cánh đồng lớn để bổ sung lẫn nhau như kinh nghiệm của AGPPS và tiềm lực của Vinafood 2 về hệ thống kho tàng (1,2 triệu tấn kho) và thị trường của Vinafood 2. Kế hoạch năm 2015 của Vinafood 2 là 50.000ha cánh đồng liên kết (cả năm 2013 hơn 14.000ha), vụ đông xuân đã làm 22.900ha. Với tiến độ này kỳ vọng sẽ hoàn thành vào cuối năm. Chúng tôi đang làm dự án xây dựng cánh đồng lớn cùng với AGPPS đến năm 2020 đạt khoảng 30% diện tích lúa ĐBSCL, trong đó Vinafood 2 khoảng 800.000ha và AGPPS 400.000ha.
Ba, phát triển thương hiệu Vinafood 2 và thương hiệu gạo Việt.
Bốn, thực hiện tốt phương án tái cơ cấu và cổ phần hóa Vinafood 2.
Ông có thể nói gì trong thực tế triển khai?
- Quy mô sản xuất nhỏ, nhiều nông dân chưa quen liên kết, chưa triệt để áp dụng quy trình sản xuất và công nghệ sau thu hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng lúa. Cơ sở hạ tầng nông thôn nhìn chung còn hạn chế, nhất là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng ở nhiều vùng cánh đồng lớn chưa đồng bộ; dẫn đến việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa máy, thiết bị vào đồng ruộng và phương tiện lưu thông thu mua lúa gặp nhiều khó khăn. Nhưng khó khăn lớn nhất là nông dân chủ yếu bán lúa tại ruộng. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi thí điểm hợp tác xã (HTX) gắn với công ty thành viên địa phương. Từ vụ hè thu 2015, mỗi tỉnh 1 HTX. Công ty cử quản đốc hoặc phó quản đốc xí nghiệp trực thuộc DN của Vinafood 2 qua làm giám đốc HTX. Đồng thời đào tạo bổ sung các HTX 150 - 200ha/1 cán bộ kỹ thuật từ trung cấp trồng trọt trở lên do Vinafood 2 trả lương. Trước mắt An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An làm thí điểm trước 1 HTX/tỉnh. Nhiệm vụ của các HTX là cung ứng vật tư nông nghiệp cho các hộ trong cánh đồng lớn, khi thu hoạch có nhiệm vụ vận chuyển lúa đến kho.
Côn Phiên/ Báo SGGP (thực hiện)
- Trong bối cảnh hiện nay, khi phải triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo quy lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 vùng ĐBSCL, con số này có ý nghĩa rất lớn, giúp khơi thông thị trường vùng lúa hàng hóa lớn nhất nước. Càng có ý nghĩa hơn, khi chúng ta thắng thầu với số lượng lớn: 300.000 tấn gạo so với Thái Lan 200.000 tấn. Điều mà những lần dự thầu gần đây cung cấp gạo cho Philippines hay Malaysia, Việt Nam phải đứng sau Thái Lan. Nhưng cũng phải công nhận, đây là thắng lợi bất ngờ khi Thái Lan chỉ tham gia đấu thầu cung cấp 200.000 tấn, trong khi Việt Nam tham gia hết 250.000 tấn gạo 15% tấm và 250.000 tấn gạo 25% tấm.
Thưa ông, dù được đánh giá việc triển khai mua tạm trữ gạo lần thứ 6 của VFA là kịp thời, dân chủ, công khai, thế nhưng vẫn có một số ý kiến thắc mắc vì sao tỉnh có sản lượng lúa gạo hàng hóa lớn lại phân công ít, và vì sao chỉ tạm trữ 1 triệu tấn gạo quy lúa?
- Ngay khi có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, VFA soạn văn bản gửi doanh nghiệp (DN) kinh doanh lương thực để đăng ký. Từ lượng đăng ký này VFA dự kiến số phân bổ, trên cơ sở đó phối hợp Bộ NN-PTNT thảo luận công khai với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL. 4 tiêu chí được VFA đưa ra và được thống nhất là: DN phải đăng ký, có thành tích mua tạm trữ 2013-2014, có năng lực tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo tạm trữ và có tham gia mô hình liên kết cánh đồng lớn. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, dù có vài ý kiến khác nhưng trong thảo luận có sự đồng thuận cao. Đó là quá trình minh bạch đầu tiên trong 6 lần triển khai. Việc mua lúa gạo trên địa bàn có nhiều DN trong và ngoài tỉnh cùng tham gia đáp ứng 4 tiêu chí trên để quyết định lượng phân bổ. Đây chỉ là biện pháp điều tiết thị trường, kích thích lúa gạo lưu thông nên không thể mua hết lượng lúa hàng hóa, khoảng 4,3 triệu tấn gạo.
Thu hoạch lúa tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
- Tháng 5-2014, lãnh đạo Vinafood 2 đồng thuận về đổi mới tư duy tiếp cận thị trường với 2 nội dung quan trọng: Giữ vững và khai thác hiệu quả thị trường tập trung; mở rộng thị trường thương mại gạo cả trong và ngoài nước. Thay vì tiếp cận hạt gạo để kinh doanh như lâu nay, chuyển dần sang hạt lúa. Vinafood 2 đưa ra 4 giải pháp để từng bước thích ứng thị trường thế giới cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Một, xúc tiến thương mại gạo hàng năm để mở rộng thị trường gạo trong và ngoài nước.
Hai, xây dựng mô hình liên kết cánh đồng lớn với 3 phương thức: Vinafood 2 đầu tư toàn bộ, tư vấn kỹ thuật và tiêu thụ lúa theo giá thị trường (chuỗi dài). Đầu tư một phần về giống hay vật tư nông nghiệp và mua lại lúa giá thị trường. Và đặt hàng nông dân sản xuất theo nhu cầu thị trường (chuỗi ngắn). Để thực hiện, tổ chức hợp tác 3 nhóm lợi ích: Nhà cung ứng gồm nông dân kinh doanh lúa gạo, hàng sáo, thương lái; Nhà máy sấy, xay xát, lau bóng và tổ hợp nhà máy; và các công ty. Nhóm các ngân hàng thương mại (NHTM) cùng Vinafood 2 tham gia chuỗi ngắn của sản xuất lúa gạo. Hướng tới hài hòa lợi ích và rủi ro với 3 nhóm lợi ích cùng tham gia. Vinafood 2 liên kết hợp tác với Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) để cung ứng toàn bộ phân bón và hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) về mô hình liên kết cánh đồng lớn để bổ sung lẫn nhau như kinh nghiệm của AGPPS và tiềm lực của Vinafood 2 về hệ thống kho tàng (1,2 triệu tấn kho) và thị trường của Vinafood 2. Kế hoạch năm 2015 của Vinafood 2 là 50.000ha cánh đồng liên kết (cả năm 2013 hơn 14.000ha), vụ đông xuân đã làm 22.900ha. Với tiến độ này kỳ vọng sẽ hoàn thành vào cuối năm. Chúng tôi đang làm dự án xây dựng cánh đồng lớn cùng với AGPPS đến năm 2020 đạt khoảng 30% diện tích lúa ĐBSCL, trong đó Vinafood 2 khoảng 800.000ha và AGPPS 400.000ha.
Ba, phát triển thương hiệu Vinafood 2 và thương hiệu gạo Việt.
Bốn, thực hiện tốt phương án tái cơ cấu và cổ phần hóa Vinafood 2.
Ông có thể nói gì trong thực tế triển khai?
- Quy mô sản xuất nhỏ, nhiều nông dân chưa quen liên kết, chưa triệt để áp dụng quy trình sản xuất và công nghệ sau thu hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng lúa. Cơ sở hạ tầng nông thôn nhìn chung còn hạn chế, nhất là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng ở nhiều vùng cánh đồng lớn chưa đồng bộ; dẫn đến việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa máy, thiết bị vào đồng ruộng và phương tiện lưu thông thu mua lúa gặp nhiều khó khăn. Nhưng khó khăn lớn nhất là nông dân chủ yếu bán lúa tại ruộng. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi thí điểm hợp tác xã (HTX) gắn với công ty thành viên địa phương. Từ vụ hè thu 2015, mỗi tỉnh 1 HTX. Công ty cử quản đốc hoặc phó quản đốc xí nghiệp trực thuộc DN của Vinafood 2 qua làm giám đốc HTX. Đồng thời đào tạo bổ sung các HTX 150 - 200ha/1 cán bộ kỹ thuật từ trung cấp trồng trọt trở lên do Vinafood 2 trả lương. Trước mắt An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An làm thí điểm trước 1 HTX/tỉnh. Nhiệm vụ của các HTX là cung ứng vật tư nông nghiệp cho các hộ trong cánh đồng lớn, khi thu hoạch có nhiệm vụ vận chuyển lúa đến kho.
Côn Phiên/ Báo SGGP (thực hiện)
Không có nhận xét nào: