Các hoạt động thị trường gạo (Operasi Pasar - OP) của chính phủ Indonesia cùng với chương trình nhập khẩu gạo và thu mua gạo của chính phủ (HPP) thông qua Bulog nhằm ổn định giá không đạt được hiệu quả trong việc kiềm chế biến động giá gạo nội địa trong dài hạn, World Bank cho biết trong báo cáo “Kỳ vọng lớn” mới công bố.
Ảnh minh họa
Theo World Bank, tại Indonesia, gạo được phân phối thông qua chính sách hoạt động thị trường chỉ chiếm chưa đến 1% tổng nguồn cung, do vậy, chính sách hoạt động thị trường không giúp ổn định giá.
Theo báo cáo của World Bank, giá gạo nội địa tai Indonesia đang tăng nhanh hơn giá gạo trên thị trường quốc tế.
Các quan chức chính phủ Indonesia tuyên bố giá gạo - tăng lên 12.000 rupiah/kg (927 USD/tấn), trong tháng 2 đã ổn định trở lại ở 7.000 - 8.000 rupiah/kg (541 - 618 USD/tấn) sau các hoạt động thị trường của chính phủ. Tuy nhiên, theo chuyên gia tại Liên minh Làng xã Thịnh vượng (ADS), gồm 15 tổ chức phi chính phủ tập trung vào các vấn đề lương thực và nông thôn, do hoạt động thị trường gạo tại Indonesia không đi kèm với cải cách cấu trúc để nâng cao năng suất, nên sự ổn định giá gạo sẽ chỉ mang tính ngắn hạn.
World Bank cho biết, tuy các chương trình thị trường (OP) ở mức độ nào đó giúp kiềm chế biến động giá gạo, song hành động can thiệp của chính phủ cần phải kịp thời với mục tiêu hợp lý.
Theo Gafin/ Oryza
Không có nhận xét nào: