Điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: Hiện Đà Lạt đang trong giai đoạn mùa khô, nhiệt độ dao động từ 14,7 - 19 độ C, là môi trường gia tăng các bệnh hại trên cây hoa cúc như: nhện đỏ, ruồi hại lá, bọ trĩ, rỉ sắt, héo rũ, đốm đen, tuột lá chân… Chi cục khuyến cáo người sản xuất cần bón phân, tưới nước đầy đủ, cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây; chọn giống sạch bệnh, làm cỏ sạch sẽ; cần thiết luân canh với các cây trồng khác; lắp đặt hệ thống các bẫy dẫn dụ côn trùng gây hại. Về biện pháp hóa học, nên sử dụng thuốc basamid granular 97MG thay thế thuốc Methyl bromide (đã cấm sử dụng từ ngày 1/1/2015) để xử lý các mầm bệnh trong đất. Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật, người sản xuất nên sử dụng các thuốc đặc trị các bệnh hại trên hoa cúc gồm: matrine kobisuper 1SL (nhện đỏ), dinotefuran oshin 100Sl (bọ trĩ), chitosan tramy 2SL; geno 2005 2SL cytikinin (tuyến trùng), Ningnanmycin diboxylin 2SL; kozuma 3SL (vàng lá)…
Ảnh minh họa
Được biết, hàng năm, nông dân Đà Lạt sản xuất hơn 2.200ha hoa cúc các loại, nhờ áp dụng các biện phòng trừ dịch hại hiệu quả theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, nên mỗi năm đạt tổng sản lượng hơn 900 triệu cành, tổng doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng/ha.
Văn Việt/ Báo Lâm Đồng
Không có nhận xét nào: