Theo Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, áp dụng kỹ thuật canh tác “1 phải, 5 giảm” (phải sử dụng giống xác nhận; giảm phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thất thoát sau thu hoạch), nông dân giảm được 50 - 90kg giống/ha, 40 - 80kg phân đạm/ha, số lần phun thuốc trừ sâu giảm từ 1,5 - 3 lần/vụ...
Ảnh minh họa
Với kỹ thuật bơm tưới ngập khô xen kẽ, chi phí bơm tưới giảm 300.000 - 400.000 đồng/ha/vụ, giảm tình trạng lúa đổ ngã, giảm thất thoát sau thu hoạch.
Nhờ đó, lợi nhuận của nông dân tăng trên 4 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, thông tin từ các Sở NNPTNT vùng ĐBSCL cho thấy, vụ đông - xuân 2014 - 2015, tỉ lệ diện tích áp dụng “1 phải, 5 giảm” còn thấp. Tại Sóc Trăng chỉ khoảng 10%/tổng diện tích gieo sạ; trong đó mức độ áp dụng chỉ đạt khoảng 50 - 60% yêu cầu kỹ thuật. Tỉ lệ tương ứng tại một số địa phương khác cũng thấp, như TP.Cần Thơ (trên 20%/tổng diện tích), Kiên Giang (5 - 10% diện tích canh tác lúa), An Giang (diện tích áp dụng ước đạt 40%)... Vĩnh Long là địa phương có diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác này khá cao, song cũng mới đạt 59%.
L.N.G/ Báo Lao Động
Không có nhận xét nào: