Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành nông nghiệp Thái Lan, kể cả ngành lúa gạo, đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng do chi phí sản xuất tăng và năng suất giảm.
Ảnh minh họa
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của nông dân hiện rất cao và gần 85% số nông dân được hỏi cho biết, họ không muốn thế hệ tiếp theo làm công việc đồng áng. Số sinh viên học ngành nông nghiệp giảm 5-10% cũng khẳng định quan điểm này của nông dân. Hiện Thái Lan có 16 triệu công nhân nông nghiệp, theo số liệu của Trung tâm Hoạt động Kinh tế Nông nghiệp (AEOC) thuộc Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp (OAE). Giám đốc AEOC dự đoán mỗi năm số lượng công nhân nông nghiệp chỉ tăng 3%.
Chính phủ Thái Lan đự định triển khai chính sách trang trại mới kể cả khoanh vùng – sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất. Tuy nhiên, việc áp dụng những chính sách như vậy cần thời gian. Do vậy, một số nhà nông học đề xuất chính phủ nên tiến hành các biện pháp hợp pháp hóa lao động nhập cư. Theo số liệu của Cục Việc làm, Thái Lan hiện có gần 2,23 triệu lao động nhập cư. Khoảng 200.000 lao động nhập cư làm việc tại các cảng biển đã rời Thái Lan do lo ngại lệnh trừng phạt của chính quyền quân sự.
Trong khi đó, nông dân trồng lúa đang yêu cầu mức giá 10.000 baht (304 USD)/tấn gạo thường, 11.000 baht (340 USD)/tấn gạo Pathum Thani và 15.000 baht (464 USD)/tấn gạo Hom Mali vì cho rằng mức giá này mới có thể giúp họ trang trải chi phí sản xuất lên đến 5.000 baht/rai (387 USD/ha) cũng như có chút lãi.
Bộ Thương mại Thái Lan dự định đề nghị các nhà máy xay xát trả 100 - 200 baht (3-6 USD)/tấn trên mức giá thị trường để hỗ trợ nông dân. Bộ này cũng sẽ cung cấp các khoản tín dụng cho nhà máy xay xát với lãi suất đặc biệt để mua gạo tạm trữ từ nông dân.
Theo Gafin/ Oryza
Không có nhận xét nào: