» » » Hội thảo nghiên cứu biện pháp canh tác lúa nhằm giảm phát thải khí nhà kính ở ĐBSCL

Vừa qua, ngày 12/06/2014 Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Biện pháp canh tác lúa nhằm giảm phát thải khí nhà kính ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Buổi hội thảo với sự hiện diện của Gs. Ts. Ngô Ngọc Hưng – Bộ môn Khoa học đất – Trường Đại Học Cần Thơ, Ts. Cao Văn Phụng – Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cùng với 40 Cán bộ kỹ thuật và Khuyến nông viên của 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng.


Tại buổi hội thảo, các vấn đề xoay quanh kỹ thuật canh tác lúa trong nâng cao hiệu quả của phân bón và giảm phát thải khí nhà kính. Theo Gs. Ts. Ngô Ngọc Hưng, ba chất khí nhà kính quan trọng liên quan đến nông nghiệp là CO2, CH4 và N2O. Trong hệ thống canh tác lúa nước, một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính đã phát thải vào khí quyển như khí oxit-carbon (CO2), khí mê-tan (CH4) và một lượng nhỏ khí N2O. Đất ngập nước là điều kiện để phát thải khí CH4 cao, rút nước giữa vụ vùng trồng lúa ở Trung Quốc, Nhật Bản làm giảm phát thải khí CH4. Tương tự như vậy, môi trường trồng lúa cung cấp nước không đầy đủ ít có tiềm năng phát thải khí CH4 hơn là nơi được cung cấp nước đầy đủ. Qua đó, Gs. Ts. Ngô Ngọc Hưng trình bày biện pháp giảm thiểu bốc thoát amoniac trên đất lúa ngập nước bằng kỹ thuật bón thấm urê như sau: Để nước trong ruộng cạn vài ngày trước khi bón phân, sao cho đất “nứt chân chim” (ẩm độ đất trong khoảng 65%), bón urê và sau đó cho nước thấm vào ruộng và giữ ở mực nước khoảng 5 cm. 

Buổi hội thảo sôi nổi với nhiều câu hỏi được đặt ra và được các vị giáo sư, tiến sĩ giải đáp rõ ràng, đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích gốp phần làm tăng thêm lượng kiến thức cần thiết cho đội ngũ Cán bộ kỹ thuật và Khuyến nông viên trên địa bàn tỉnh.

Ngô Thế Nhựt – TTKN Sóc Trăng

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: