Hôm nay (08/04), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới tiếp tục tăng. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê Robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 05/14 tăng mạnh 39 USD/tấn hay + 1.84% lên mức 2124 USD/ tấn. Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 05/14 tăng mạnh 8.35 cent/lb hay + 4.51% lên mức 193.35 cent/lb. Giá cà phê các kỳ hạn khác trên hai sàn ICE và Liffe cũng tăng khá mạnh. Sáng nay, giá cà phê nhân xô Tây Nguyên tăng nhẹ 100 - 200 ngàn đồng/ tấn lên mức 39,5 - 40,6 triệu đồng/tấn.
Ảnh minh họa
Chi tiết giá cà phê Việt Nam và thế giới ngày 08/04:
Giá cà phê Robusta (sàn Liffe - London, Anh)
Giá cà phê Arabica (Sàn ICE - New York, Mỹ)
Giá cà phê Arabica Braxin (Sàn BMF - SãoPaulo, Braxin)
(Nguồn dữ liệu: giacaphe.com)
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình:
Dự kiến Liffe tháng 7/2014 mở cửa hôm sau tăng 12 USD nếu tháng 7 New York giao dịch không đổi so với giá đóng cửa hôm trước.
Giá đóng cửa robusta Liffe
05/14 2124+29
07/14 2112+40
Giá đóng cửa arabica Ice
05/14 193.35+8.35
07/14 195.55+8.45
Chênh lệch Liffe7/Ice7 97.15 cts/lb
Tồn kho:
Certs Ice: 2.588.512b Certs Liffe: 18.330 tấn GCA: 4.826.104b
ECS: 8.528.140bao Nhật 172.876 tấn+3112 tấn
Chặn trên
LDN7 2130 / 2149 – NY7 200.45 / 205.35
Chặn dưới
LDN7 2107 / 2046 – NY7 194.05 / 182.75
Vị thế kinh doanh của đầu cơ:
NY tính đến ngày 1-4-2014: 39956 lô MUA so với 43416 lô, giảm 3406 lô.
LDN tính đến ngày 1-4-2014: 27223 lô MUA so với 26098 lô tăng 1125 lô.
Thời tiết Brazil vẫn khô.
Một vài nơi Brazil bắt đầu thu hái arabica sớm hơn do nắng nóng ép chín. Họ báo rằng trái cà phê nhân quá nhỏ, đã ít trái rồi còn trái nhỏ, không được “nhân” nữa, nên giá tăng dữ.
London được nước ăn theo.
Trên sàn NYSE Liffe, giá cà phê Robusta tiếp tục gia tăng. Kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 39 USD, tương đương tăng 1,84 %, lên 2.124 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 40 USD, tương đương tăng 1,89 %, lên 2.112 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trên trung bình. Cấu trúc giá đảo có dấu hiệu gia tăng khoảng cách.
Trên sàn ICE, giá cà phê Arabica cũng cùng xu hướng. Kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 8,35 cent, tức tăng 4,51 %, lên 193,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 8,45 cent, tức tăng 4,52 %, lên 195,55 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch trong phiên rất cao trên trung bình.
Thị trường cà phê thế giới tiếp tục tăng nóng theo nổi lo hạn hán ở Brazil.
Trái với nhiều dự báo thời tiết, tại các vùng trồng cà phê Arabica chính tuy có mưa vào cuối tuần nhưng lượng mưa không đủ để làm giảm bớt tình trạng khô nóng dù chỉ là chút ít.
Hơn nữa, theo truyền thống, tháng Tư ở Brazil là tháng khô giao mùa trước khi bước qua giai đoạn mùa đông khô, cũng là mùa thu hoạch từ tháng Năm – tháng Chín.
Nhưng nổi bật gần đây là những dự báo hiện tượng El Nino sẽ bắt đầu trở lại Thái Bình Dương trùng hợp với mùa sương giá ở Brazil trong tháng Sáu – tháng Tám đang dấy lên mối quan tâm mới của thương mại.
Ủy Ban Cà phê Quốc gia (CNC) Brazil cũng vừa đưa ra dự báo sản lượng sụt giảm kéo dài tới vụ 2015/2016 ngay khi bắt đầu bước vào thu hoạch cà phê Conilon Robusta vụ mùa mới. Tuy nhiên dự báo của CNC thường được cho để nhằm tác động tâm lý thị trường hơn là thực tế.
Chuyên gia của Comexim, một trong những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu củai Brazil cho rằng giá sẽ vượt mốc 200 cent/lb mà không cần đợi tới ngày khai mạc World Cup.
Theo các nhà quan sát, giá tăng còn do nhà đầu cơ gia tăng mua khống trên cả hai thị trường kỳ hạn.
Vùng trồng cà phê chính ở Việt Nam đã có mưa cục bộ giúp giảm bớt một phần nổi lo hạn hán nhưng lại khiến nông dân cầm hàng để kỳ vọng mức cao quay trở lại.
Trên sàn ICE, giá cà phê Arabica cũng cùng xu hướng. Kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 8,35 cent, tức tăng 4,51 %, lên 193,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 8,45 cent, tức tăng 4,52 %, lên 195,55 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch trong phiên rất cao trên trung bình.
Thị trường cà phê thế giới tiếp tục tăng nóng theo nổi lo hạn hán ở Brazil.
Trái với nhiều dự báo thời tiết, tại các vùng trồng cà phê Arabica chính tuy có mưa vào cuối tuần nhưng lượng mưa không đủ để làm giảm bớt tình trạng khô nóng dù chỉ là chút ít.
Hơn nữa, theo truyền thống, tháng Tư ở Brazil là tháng khô giao mùa trước khi bước qua giai đoạn mùa đông khô, cũng là mùa thu hoạch từ tháng Năm – tháng Chín.
Nhưng nổi bật gần đây là những dự báo hiện tượng El Nino sẽ bắt đầu trở lại Thái Bình Dương trùng hợp với mùa sương giá ở Brazil trong tháng Sáu – tháng Tám đang dấy lên mối quan tâm mới của thương mại.
Ủy Ban Cà phê Quốc gia (CNC) Brazil cũng vừa đưa ra dự báo sản lượng sụt giảm kéo dài tới vụ 2015/2016 ngay khi bắt đầu bước vào thu hoạch cà phê Conilon Robusta vụ mùa mới. Tuy nhiên dự báo của CNC thường được cho để nhằm tác động tâm lý thị trường hơn là thực tế.
Chuyên gia của Comexim, một trong những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu củai Brazil cho rằng giá sẽ vượt mốc 200 cent/lb mà không cần đợi tới ngày khai mạc World Cup.
Theo các nhà quan sát, giá tăng còn do nhà đầu cơ gia tăng mua khống trên cả hai thị trường kỳ hạn.
Vùng trồng cà phê chính ở Việt Nam đã có mưa cục bộ giúp giảm bớt một phần nổi lo hạn hán nhưng lại khiến nông dân cầm hàng để kỳ vọng mức cao quay trở lại.
tintucnongnghiep.com
Không có nhận xét nào: