» » » Dự báo sâu bệnh trên cây lúa ở Sóc Trăng trong tuần kể từ 25/02/2014

VINAGRI NewsTình hình dịch hại trên lúa tỉnh Sóc Trăng (Từ ngày 18/02/2014 đến 25/02/2014) và dự báo dịch hại tuần tới (25/02/2014)

Ảnh minh họa

1. Tình hình sản xuất

Vụ Đông Xuân 2013-2014: xuống giống được 141.362 ha/KH 139.000 ha; các giai đoạn sinh trưởng: đẻ nhánh 2.305 ha, đòng 21.656 ha, trổ chín 43.399 ha, thu hoạch 74.002 ha.

Vụ Xuân Hè 2014: đã xuống giống được 45.086 ha; trong đó giai đoạn mạ là 4.200 ha, đẻ nhánh 24.033 ha, đòng 16.853 ha.

2. Tình hình dịch hại trong tuần

Trên trà lúa Đông Xuân 2013-2014 diện tích nhiễm sâu bệnh tăng hơn so với tuần trước, chủ yếu là rầy nâu và sâu cuốn lá. Diện tích nhiễm rầy nâu là 3.212,5 ha (tăng 411 ha), trong đó có 6,5 ha nhiễm với mật số 5.000-7.000 con/m2 tập trung tại các xã Long Bình, Long Tân, Vĩnh Quới, huyện Ngã Năm, xuất hiện chủ yếu trên giống ST5, ST20. Sâu cuốn lá nhiễm 3.137 ha (tăng 1.631 ha), mật số phổ biến 10-20 con/m2, có 12 ha nhiễm với mật số >40 con/m2 trên lúa giai đoạn làm đòng, tại ấp Phương Bình 2, Phương Hòa 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú.

Bên cạnh đó, diện tích nhiễm rầy nâu trên trà lúa Xuân Hè 2014 là 1.783 ha (giảm 901,5 ha), có 2 ha nhiễm với mật số 3.500 con/m2 tại ấp 4, thị trấn Long Phú. 

Ngoài ra các đối tượng sâu bệnh khác nhiễm nhẹ đến trung bình.

3. Dự báo dịch hại trong tuần tới 

Rầy nâu: qua kết quả điều tra thực tế ngoài đồng rầy nâu đang phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành. Chi cục BVTV dự báo từ 25/02 đến 05/03/2014 sẽ có một rầy nâu nở. Đề nghị các trạm BVTV, nhân viên BVTV và bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỷ ruộng lúa để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, không để rầy nhân mật số vào giai đoạn lúa trổ chín nhằm bảo vệ năng suất lúa vụ Đông Xuân 2013-2014.

Bệnh hại: điều kiện thời tiết hiện nay ngày nắng nóng, sáng và tối có nhiều sương mù rất thích hợp cho các loại bệnh phát sinh và phát triển như bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, đốm vằn. Do đó, cần phải kiểm tra kỹ ruộng lúa để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đối với bệnh đạo ôn lá hạn chế việc bón phân đạm, luôn giữ nước tốt trong ruộng, khi vết bệnh vừa mới xuất hiện cần phun thuốc đặc trị không phối trộn phân bón lá với thuốc trừ bệnh để phun xịt. Riêng đối với bệnh đạo ôn cổ bông cần phun ngừa trước và sau khi lúa trổ 7 ngày, khi phun thuốc tuân thủ nguyên tắc 4 “đúng”.

Ngoài ra, cần chú ý sâu cuốn lá, bù lạch và bệnh cháy bìa lá.    

4. Biện pháp chỉ đạo quản lý trong thời gian tới 

Tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình dịch hại trên cả 2 trà lúa Đông Xuân 2013-2014 và Xuân Hè 2014

Thực hiện tốt công tác dự tính dự báo, nhất là tình hình rầy di trú để thông tin, để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời cho các địa phương.

Vương Ngọc Bảo Trân - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: