» » » Tình hình sinh vật hại cây trồng tháng 11 và dự báo tháng 12 năm 2013 tại Bình Dương

VINAGRI NewsTình hình sinh vật hại cây trồng trong tháng 11 năm 2013 trên địa bàn Tỉnh Bình Dương như sau: 

- Lúa vụ Thu Đông - Mùa: Hiện lúa giai đoạn trổ chín, thu hoạch có tổng diện tích nhiễm các loại sâu bệnh là 316 ha, chủ yếu là sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, đốm vằn, lem lép hạt .... tăng 80 ha so với tháng trước. Trong đó diện tích nhiễm đốm vằn 102 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%. Mức độ gây hại nhẹ. 

- Cây rau màu: Tổng diện tích nhiễm các loại sâu bệnh là 132 ha, trong đó chủ yếu là các đối tượng như: rầy xanh, rầy mềm, bọ phấn trắng, bọ trĩ, sâu xanh, bệnh đốm phấn, thán thư,... mức độ gây hại nhẹ-trung bình. 

- Cây cao su: Sâu bệnh chủ yếu là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora, nấm Botryodiplodia (nứt thân xì mủ), sùng trắng hại rễ.... với tổng diện tích nhiễm 1.235 ha, giảm 195 ha so với tháng trước, mức độ gây hại nhẹ - trung bình. Trong đó diện tích nhiễm bệnh nấm hồng 798 ha, giảm 115 ha tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5-10%; 

Ảnh minh họa

- Cây điều: Diện tích nhiễm sâu đục thân, cành, sâu ăn lá, ...43 ha, tỉ lệ bệnh 10-15%, mức độ gây hại nhẹ;

- Cây tiêu: Diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng... 18 ha, mức độ gây hại nhẹ; 

- Cây ăn trái: Diện tích nhiễm các loại sâu bệnh chủ yếu như nhện đỏ, rầy rệp, sâu ăn lá, vẽ bùa, ruồi đục trái, bệnh nấm hồng, thán thư, xì mũ thân, sâu đục thân cành....153 ha, giảm 29 ha so với tháng trước, mức độ gây hại nhẹ. 

Nhận xét: Trong tháng diện tích nhiễm sâu bệnh trên các loại cây trồng chính như rau, cao su, điều, tiêu, cây ăn trái... đều giảm so với tháng trước, riêng trên lúa tăng nhưng mức độ nhiễm nhẹ. Chi cục đã chỉ đạo các Trạm BVTV huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường công tác điều tra, phát hiện các loại sâu bệnh hại cây trồng đồng thời tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn bà con phòng trừ kịp thời hiệu quả không để dịch hại lây lan trên diện rộng. 

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 12 năm 2013 

Cây lúa: Lúa vụ Thu Đông - Mùa đang trổ chín - thu hoạch; cần lưu ý các đối tượng rầy nâu, bệnh đạo ôn cổ bông ... Đề nghị trạm BVTV các huyện, thị hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ tổng hợp kịp thời. 

Rau màu các loại: lưu ý các đối tượng: + Bệnh đốm phấn, thán thư, rĩ sắt... trên dưa leo, khổ qua; + Nhóm chích hút như bọ trĩ, rầy xanh, bọ phấn trắng, bọ nhảy, rầy mềm... trên rau đậu các loại. Để hạn chế sâu bệnh trên cây rau màu các loại, bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM như: chọn giống tốt, kháng sâu bệnh, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối NPK và bổ sung một số nguyên tố trung, vi lượng, thường xuyên thăm đồng, có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như: Wehg, Exin, Trichoderma, Agrostim USA để hạn chế sâu bệnh. Khi xuất hiện sâu bệnh mật số cao có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ như: Vi BT, Atabron, Brightin, Dipel, Vibamec, Tập kỳ, SK Enpray 99 …; đối với bệnh đốm phấn, thán thư có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Amistar Top, Ridomil Gold, Tiltsuper, Daconil, Score. Khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên và phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, ưu tiên sử dụng thuốc gốc sinh học, giữ đúng thời gian cách ly khi thu hoạch. 

Cây lâu năm: 

Cây điều: Chú ý các đối tượng như: sâu đục thân, sâu đục cành có thể sử dụng thuốc Vibasu, Basudin, Vinetox … để phun trị; 

Cây ăn trái: - Rầy rệp: khi mật số rầy cao có thể dùng các loại thuốc như Actara, Trebon, Bassa, Confido, Tasodant 600EC, Maxfos 500EC, Admire, SK Enpray 99... - Ruồi đục quả: Bao quả, sử dụng chất dẫn dụ như Sofri Protein,... - Bệnh thán thư: Phun thuốc khi cây vừa xuất hiện bệnh bằng các loại thuốc như: Score, Benomyl 50WP, Plant 50WP, Tiltsuper, Carban, Antracol... theo liều lượng khuyến cáo; 

Cây cao su: Lưu ý bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cạo, sùng hại rễ trên cao su. Khuyến cáo nông dân thường xuyên thường xuyên thăm vườn phát hiện sớm bệnh gây hại, cắt tỉa bỏ những cành ngang không cần thiết phía dưới tán, đặc biệt là những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để vườn thông thoáng nhằm hạn chế bệnh lây lan. Dùng một trong những loại thuốc sau: Validamycine (Validacin 5L, Vanicide 5SL) nồng độ 1,2%, Hexaconazole (Anvil 5SC, Calihex 50SC) nồng độ 0,5%. Các loại thuốc trên cần phối hợp với chất bám dính nồng độ 1% phun với chu kỳ 10-14 ngày/lần./. 

Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Dương

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: