» » Lưu ý sản xuất cuối vụ hè thu, mùa

VINAGRI NewsTheo kinh nghiệm dân gian "Năm Thìn năm Tỵ chị chẳng nhìn em", nghĩa là vào năm rồng, năm rắn, SX nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn. Vụ mùa 2013, do ảnh hưởng hoàn lưu hai cơn bão liên tiếp số 5, 6 xảy ra vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 trời mưa to liên tục gây ngập úng một số diện tích lúa trên chân trũng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Tuyên Quang…
Ảnh minh họa

Mưa liên tục kéo dài khi bón phân bị rửa trôi làm lúa sinh trưởng phát triển kém, việc bón thúc không kịp thời hạn chế việc đẻ nhánh. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều kết hợp gió mạnh làm bộ lá bị tổn thương; bệnh đốm sọc vi khuẩn và bạc lá phát sinh gây hại trên diện rộng.

Chưa năm nào nông dân tốn nhiều tiền của, công sức để phòng trừ 2 bệnh này như năm nay làm tăng chi phí SX và ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, việc phòng trừ sâu bệnh khó khăn dẫn đến sâu đục thân gây hại trà lúa mùa sớm (một số diện tích thiệt hại khoảng 30%).

Một vấn nạn khác là chuột hoành hành cắn phá lúa mùa trên tất cả các trà, đặc biệt là lúa mùa sớm mặc dù nông dân đã tích cực phòng trừ.

Với cây ngô: Nhiều diện tích ngô HT bị huyết dụ chân trì, lá gốc vàng úa sinh trưởng phát triển kém. Ở đồng bằng hầu hết diện tích ngô nếp trên đất chuyên màu mưa liên tục không thụ phấn được, kết hạt kém. Ở trung du miền núi, ngô bị đổ ngã, gẫy gục ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Với cây rau: Mưa nhiều đất ướt bão hòa không thể xuống giống được, những diện tích sau khi gieo trồng gặp mưa bị dập nát nguồn cung thiếu hụt xảy ra khan hiếm rau xanh, có thời điểm một số loại rau còn đắt hơn thịt.

Từ nay đến cuối vụ, diễn biến sâu bệnh có thể còn phức tạp đe dọa SX. Để chủ động ứng phó thời tiết bất thuận, nguy cơ sâu bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại các địa phương, cần chú ý làm tốt một số việc sau đây:

- Với trà lúa mùa sớm cần tiêu nước triệt để, trà trung và muộn phải tiêu nước đệm.

- Đề phòng sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, sâu đục thân lứa 4 và rầy gây hại cuối vụ làm tốt công tác dự tính, dự báo phát hiện kịp thời, chủ động phòng trừ.

- Vùng đồng bằng ven biển cần lưu ý bệnh đốm sọc vi khuẩn và bạc lá.

Phạm Hoàng Nhung/ Báo NNVN

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: