VINAGRI News - "Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa thu đông, mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Khuyến nông dân thăm đồng thường xuyên và phòng trừ bệnh theo nguyên tắc “4 đúng”; đồng thời hạn chế sử dụng phân đạm và phân bón lá."
Ảnh minh họa
1. Các tỉnh phía Bắc
a) Trên lúa
- Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ sâu non tăng nhanh đến cuối thánh 8/2013 trên trà lúa mùa chính vụ, lúa mùa muộn; nhất là trên trà lúa mùa muộn xanh tốt ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ và một số diện tích lúa mùa tại Nghệ An, Thanh Hóa. Cần phát hiện và xử lý kịp thời những diện tích có mật độ cao ngay từ khi còn nhỏ tuổi.
- Rầy nâu rầy lưng trắng: Rầy lứa 6 phát sinh diện rộng trên các trà lúa lúa mùa giai đoạn trỗ bông - chín sữa. Mức độ hại và diện tích nhiễm tăng tại các tỉnh Bắc Trung bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc; gây cháy cục bộ tại những vùng có mật độ cao. Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời ở những diện tích có mật độ cao.
- Sâu đục thân: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng trên trà lua muộn. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời trên các trà lúa giai đoạn đòng - trỗ.
- Chuột tiếp tục gia tăng và gây hại trên các trà lúa giai đoạn đòng - trỗ - chín; gây hại nặng trên các khu ruộng gieo sạ, gần gò bãi, mương máng và những vùng chưa thực hiện tốt công tác diệt chuột đầu vụ. Gây hại năng các tỉnh Bắc Trung bộ.
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông có xu thế gia tăng tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Bệnh lem lép hạt, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá và nhện gié: Tiếp tục gây hại trên lúa giai đoạn đòng - chín sữa, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ; cần theo dõi và phòng trừ kịp thời, nhất là trước khi có mưa, ẩm.
b) Trên cây trồng khác
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng và bệnh chổi rồng tiếp tục phát sinh gây hại. Cần tập trung chỉ đạo và thực hiện phòng chống bệnh chổi rồng hại sắn tại Sơn La và một số tỉnh.
- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại nặng trên mía lưu gốc, những ruộng chưa được tiêu hủy nguồn bệnh.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt...tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa HT giai đoạn trỗ - chắc xanh, đặc biệt sâu cuốn lá nhỏ hại nặng cục bộ lá đòng trên các trà lúa đòng - trỗ.
- Bọ trĩ, bệnh đốm nâu, nghẹt rễ... hại lúa mùa, lúa vụ 3 giai đoạn đẻ nhánh.
- Chuột hại cục bộ lúa HT giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.
- Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh trên thân - lá -rễ... gây hại rau ăn lá.
- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh và gây hại cục bộ sắn giai đoạn củ.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu di trú rộ vào trung tuần đến cuối tháng 8/2013. Cần tăng cường công tác tuyên truyền và khuyến cáo các địa phương có gieo sạ TĐ, mùa 2013 theo dõi để xuống giống né rầy đạt hiệu quả cao.
- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa TĐ, mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Khuyến nông dân thăm đồng thường xuyên và phòng trừ bệnh theo nguyên tắc “4 đúng”; đồng thời hạn chế sử dụng phân đạm và phân bón lá.
- Bệnh bạc lá, lem lép hạt, đốm vằn tiếp tục phát sinh gây hại các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - trỗ.
KHUYẾN CÁO
Trên lúa
- Rầy nâu phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) khi rầy ở tuổi 2 - 3, Wellof 3GR (12 kg/ha) rầy ở tuồi 1 - 2. Trường hợp áp lực rầy cao kết hợp Applaud 10WP + Hopsan 75ND hay Applaud 10WP + Hoppecin 50EC.
- Sâu cuốn lá nhỏ phun một trong các thuốc sau: Wellof 330EC, Mimic 20SC, Nouvo 3,6EC sau khi thấy bướm rộ 5 - 7 ngày.
- Nhện gié phun Takare 2EC.
- Bệnh đạo ôn (lá, thân) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.
- Đạo ôn cổ bông phun ngừa Beam 75WP 2 lần trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều.
- Bệnh lem lép hạt phun thuốc Aviso 350SC trước lúc trổ 3 - 5 ngày và sau khi trổ đều.
- Bệnh bạc lá phun ngừa Bonny 4SL trước khi trổ 3 - 5 ngày và sau khi trổ đều
Cây chè
- Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC khi chớm xuất hiện vào sang sớm khi cánh còn ướt.
- Nhện đỏ phun Takare 2EC
- Rầy xanh phun Applaud 10WP, Mospilan 3EC khi rầy tuổi còn nhỏ.
Cà phê
- Bệnh thán thư sử dụng Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP phun khi thấy bệnh chớm xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lại lần 2.
- Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP ướt đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện. Tùy tình hình bệnh, phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.
Theo Cục BVTV/ Báo NNVN
Không có nhận xét nào: