» » Mỹ không quy định cấp chứng thư cho xuất nhập khẩu thủy sản

VINAGRI NewsVới kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản lên tới hàng chục tỷ USD/năm nhưng Mỹ hoàn toàn không yêu cầu chứng thư vệ sinh cho cả thủy sản NK lẫn thủy sản XK.


Ảnh minh hoạ

Mỹ là nước có thương mại thủy sản 2 chiều rất lớn, cả XK và NK hàng chục tỷ USD/năm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2012, tổng kim ngạch XNK thủy sản của nước này đạt trên 22 tỷ USD. Trong đó, giá trị NK đạt trên 16,7 tỷ USD và giá trị XK đạt gần 5,3 tỷ USD. Mỹ là đối tác thương mại thủy sản lớn nhất của Việt Nam với giá trị NK thủy sản chiếm 20% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Trong đó, cá tra và tôm là 2 mặt hàng chủ lực chiếm đến 64% giá trị XK thủy sản XK sang Mỹ.

Là thị trường có nhiều rào cản về mặt thuế quan ảnh hưởng không nhỏ đến XK tôm và cá tra của Việt Nam, tuy nhiên, về mặt kiểm soát chất lượng ATTP hàng thủy sản NK, Mỹ lại có cách tiếp cận rất hợp lý là hoàn toàn không yêu cầu có Chứng thư nhà nước kèm lô hàng thủy sản khi NK và cũng không có quy định về việc cấp chứng thư (H/C) cho thủy sản XK. Việc cấp giấy Chứng nhận ATTP cho lô hàng XK không dựa trên và không phụ thuộc vào việc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng XK, mà phụ thuộc vào hiện trạng điều kiện ATVS của cơ sở chế biến đó có đạt không, có thuộc danh sách đủ điều kiện để XK hay không.

Tại Mỹ, để có thể XK được, thì điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là "nhà máy" phải được nằm trong danh sách phê duyệt của USFDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ - là cơ quan có thẩm quyền về ATTP, ban hành & tập trung kiểm soát  điều kiện sản xuất theo quy định ATTP). 

Để nằm được trong danh sách, thì nhà máy phải được kiểm tra, đánh giá điều kiện SX bởi USFDA, tuân thủ đáp ứng luật lệ và quy định về ATTP của USFDA. Nhà máy không phải nộp phí cho việc kiểm tra đánh giá nhà máy. Sản phẩm cũng không có yêu cầu phải phân tích trong quá trình đánh giá. Khi đã thuộc trong danh sách, thì nhà máy mới đủ điều kiện để có H/C và sẽ do USDC chịu trách nhiệm cấp. USDC sẽ tính phí cho việc cấp H/C nhưng không cần kiểm tra hoặc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trước khi XK.

Đối với hàng XK cũng hoàn toàn không có quy định nào tại Mỹ (cả ở USFDA và USDC) về việc cấp Chứng thư (H/C) cho thủy sản XK. Trên thực tế chỉ có 1 bản thảo (vẫn là bản thảo, chưa chính thức) 8 trang từ tháng 11/2004 của USFDA (xem tại đây ) đề cập đến chương trình cấp H/C hàng thủy sản XK cho thị trường Châu Âu, và các thủ tục này đang được áp dụng tại Mỹ dù nó chưa chính thức. Trong chương trình này có đề cập rõ việc chuyển sang cho NOAA SIP của USDC thực hiện việc cấp H/C trên cơ sở dịch vụ có phí (fee-for-service basis).

Tham chiếu thông tin chi tiết về việc cấp H/C của NOAA SIP cho lô hàng thủy sản XK vào EU và các nước có yêu cầu H/C (xem tại đây) cho thấy cơ quan này cũng chỉ thực hiện cấp H/C vào các nước cần chứng thư theo cách đăng ký online trên mạng. Không có thông tin nào về việc/quy trình lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng XK (dù theo tần suất nào) để cấp H/C, ngoài thông tin kiểm với tần suất 3 tháng 1 lần và kiểm vật lý ngẫu nhiên (random) lô hàng.

Trông người mà ngẫm tới ta

Theo cách tiếp cận quản lý ATTP của Việt Nam hiện nay, thủy sản XK đang bị kẹp giữa quy định kiểm nghiệm lô hàng XK làm điều kiện cấp Chứng thư bên cạnh việc đánh giá kiểm soát ĐKSX đã và đang khiến các DN thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, và cuối cùng là năng lực ngành bị hạn chế.

Với cách tiếp cận kép này, toàn ngành thủy sản XK mỗi năm khoảng 1,2 triệu tấn hay khoảng 60.000 lô hàng XK, và tính sơ bộ khoảng 20% số lô hàng phải kiểm tra Nhà nước, tương đương 12.000 lô. Tổng mức toàn ngành thủy sản XK phải chi trả cho hoạt động kiểm nghiệm là rất lớn. Nhưng có lẽ chi phí lớn hơn cả chính là thời gian chờ đợi 7-10 ngày của mỗi lô hàng trước khi XK đang làm mất đi cơ hội của DN trong tình hình khó khăn về thị trường và cạnh tranh giữa các nước ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Nguyễn Bích/ vasep

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: