VINAGRI News - Kim ngach xuất khẩu cá tra, ba sa vào EU tháng 10 đã tăng trở lại, và tăng cao hơn bình quân của ngành. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp cá niêm yết đang có biên lợi nhuận thấp hơn 9 tháng 2011.
Xuất khẩu cá tra vào EU tăng mạnh, Mỹ sụt giảm
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam 10 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,45 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu tính theo tháng – tháng 10 là tháng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong 10 tháng qua, và tăng 18,3% so với tháng 9.
Xét về thị trường, tính bình quân 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra vào EU đạt 362 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng, sau 4 tháng liên tiếp sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU đã tăng trở lại vào tháng 8 và tiếp tục tăng trong tháng 10, đạt mức 37,2% so với tháng 9.
Trong khi đó, đối với thị trường Hoa Kỳ, 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 310 triệu USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng, trong tháng 9 và 10, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ liên tiếp giảm so với tháng trước đó. Cùng kỳ năm trước, chỉ có tháng 9 kim ngạch xuất khẩu giảm.
Mặc dù vậy, với thông tin ngành cá da trơn nội địa Hoa Kỳ tiếp tục sụt giảm do giá thức ăn nuôi cá tăng kỷ lục, hẵn chúng ta không thể không kỳ vọng vào sự tăng trưởng trở lại của kim ngạch xuất khẩu cá tra basa Việt Nam vào thị trường này .
Doanh nghiệp cá tra sẽ qua cơn bĩ cực ?
Thống kê 7 doanh nghiệp cá tra basa đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí (Ngoại trừ VHC chưa công bố Báo cáo tài chính quý III/2012) cho thấy:
Không tinh VHC, trong 7 doanh nghiệp niêm yết của ngành, HVG đang chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu cũng như lợi nhuận.
9 tháng đầu năm 2012
Biên lợi nhuận gộp (Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần) trong quý III đã sụt giảm so với 2 quý trước, cũng như thấp hơn so với cùng kỳ năm trước – trừ ANV. IDI là doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp quý III và tính bình quân 9 tháng cao nhất trong nhóm 7 doanh nghiệp.
Điều này đồng nghĩa giá vốn hàng bán đã tăng lên khá mạnh và doanh thu bán hàng sụt giảm, hoặc tăng không đáng kể.
Biên lợi nhuận thuần 9 tháng của 7 doanh nghiệp này chỉ đạt từ khoảng 2% - 4%, thấp hơn năm 2011 và có xu hướng giảm.
Theo IntraFish, ngành sản xuất cá da trơn nội địa của Mỹ sụt giảm nhanh do giá thức ăn nuôi cá tăng kỷ lục. Cụ thể, hạn hán tại Mỹ khiến giá ngũ cốc tăng vọt, đặc biệt là ngô và đậu tương. Giá đậu tương đã đạt kỷ lục 622,91 USD/tấn trong vòng 30 năm qua, cao hơn hẳn mức đỉnh điểm 554,15 USD/tấn hồi năm 2008.
Điều này cho thấy, rủi ro đối với doanh nghiệp Việt Nam, cũng như người nuôi cá tra là giá thức ăn cá tăng khi đầu vào là giá đậu tương và ngô tăng, qua đó làm tăng giá vốn hàng bán, trong khi giá bán gần như không tăng.
Tuy nhiên, khi mối lo về thị trường tiêu thụ giảm xuống, doanh nghiệp, cấu phần trong chuỗi giá trị cá có thể cùng nhau đàm phán, giải quyết những vấn đề nội tại bên trong, nhằm tháo gỡ những khó khăn mà ngành đang gặp phải.
Q. Nguyễn/ TTXVN/HSX/Vasep
Không có nhận xét nào: