VINAGRI News - Các quan chức từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ họp vào tháng tới về giá cao su tự nhiên. Cuộc họp, một phần của những nỗ lực bình ổn giá cao su, sẽ được tổ chức vào ngày 11-12/12 tại Phuket. Mặc dù, 3 nước trước đó đã họp trong tháng 7 và tháng 8 nhằm hạn chế xuất khẩu, điều này ít tác động đến thị trường toàn cầu. Trong 3-4 tuần qua, giá cao su tự nhiên đã giảm nhẹ.
Trên thị trường toàn cầu, loại cao su RSS4 trong phiên hôm thứ ba (27/11) ở mức 166 rupee/kg, tăng so với 165 rupee/kg phiên hôm thứ sáu (23/11). Các chuyên gia cho rằng thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh, do xuất khẩu và tiêu thụ toàn cầu đã chậm lại trong 10 tháng qua bởi khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, nhập khẩu cao su bởi Trung Quốc cũng giảm mạnh trong năm nay. Trong 4 tuần qua, giá cao su tự nhiên quốc tế ở mức 162 – 165 rupee/kg, giảm so với 185 rupee/kg một năm trước đó. Tại thị trường Kochi và Kottayam, giá cao su ở mức 174 rupee/kg phiên hôm thứ ba (27/11).
Các chuyên gia cảm thấy thị trường có thể hỗn loạn trong năm tới. Một số kỳ vọng giá cao su sẽ giảm trong năm tới do nhu cầu toàn cầu chậm lại. “Cũng không có gì ngạc nhiên nếu giá cao su loại RSS4 ở mức dưới 150 rupee/kg trong năm 2013”, N Radhakrishnan ở Kochi cho biết. Trong tháng 8, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thỏa thuận cắt giảm xuất khẩu 300.000 tấn để hậu thuẫn giá cao su.
Chính phủ Thái Lan đã cắt giảm hạn ngạch các công ty, dẫn đến sự sụt giảm khoảng 10%, tương đương 25.000 tấn, 1 tháng xuất khẩu. Ba nước này chiếm tổng cộng 70% tổng lượng cao su tự nhiên toàn cầu, cũng đã quyết định chặt cây già để thu hẹp qui mô sản xuất. Giá cao su bình ổn ở khoảng 2,8 USD/kg trong thời gian ngắn, họ cũng quyết định mức giá hỗ trợ tối thiểu cho cao su.
Tuy nhiên, những nỗ lực này không có tác động đáng kể, do nhu cầu ở thị trường tiêu thụ chủ yếu như Trung Quốc và Liên minh châu Âu suy yếu. Trước đó, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thỏa thuận bổ sung Kế hoạch thỏa thuận lượng cao su xuất khẩu (AETS) và một kế hoạch quản lý nguồn cung (SMS), nhưng đã không đạt được thỏa thuận về cơ chế giá. AETS đã thắt chặt nguồn cung toàn cầu, đã được chứng minh là một cơ chế đảm bảo giá cả hợp lý. SMS là nhằm mục đích kiểm soát sản lượng cao su trong các đồn điền trong dài hạn thông qua việc trẻ hóa, đa dạng hóa nông nghiệp, tăng tiêu thụ nội địa và ngăn cấm các diện tích rừng trồng mới.
Năm 2009, giá cao su giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm ở mức 1,1 USD/kg. Điều này dẫn đến Thái Lan, Indonesia và Malaysia xáo trộn cắt giảm xuất khẩu 915.000 tấn. Kế hoạch hạn chế xuất khẩu, tuy nhiên, đã không thực hiện nghiêm túc do thị trường hồi phục vào giữa năm 2009, chủ yếu do nhu cầu gia tăng từ các hãng sản xuất lốp xe ở Trung Quốc và Ấn Độ. Năm nay, tình hình suy yếu, do nhu cầu toàn cầu giảm và giá suy giảm.
NPK/ Vinanet
Không có nhận xét nào: