» » 11 ngành hàng nông sản chiến lược: Chè, cao su

Chè của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 100 nước và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính là Pakistan, Afganistan, Đài Loan, Iran và Trung Quốc


Chè 

Chè của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 100 nước và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính là Pakistan, Afganistan, Đài Loan, Iran và Trung Quốc. 

Pakistan và Afganistan: xuất khẩu các sản phẩm chè có thương hiệu và chất lượng cao hơn so với hiện nay; đầu tư nhiều hơn cho công nghệ đóng gói; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập quan hệ đối tác với các nhà nhập khẩu lớn của Pakistan để có các đơn hàng lớn, giá xuất khẩu cao hơn. 

Nga và các thị trường trong liên minh thuế quan: Xây dựng các kênh phân phối tiêu thụ chè có chất lượng, có thương hiệu; quan hệ đối tác bền vững với các nhà nhập khẩu lớn của Nga; xây dựng chiến lược thâm nhập các thị trường trong liên minh thuế quan. 

EU, Hoa Kỳ: Xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng của EU, Hoa Kỳ, có phương án quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo dư lượng thuốc tồn dư cho phép theo tiêu chuẩn EU; xây dựng hệ thống thông tin tiêu chuẩn chất lượng, kết nối thông tin sản xuất với các thông tin thị trường tiêu thụ; đầu tư cho công nghệ đóng gói để xuất khẩu chè sử dụng các loại bao gói thân thiện với môi trường; xây dựng thương hiệu chè xanh Việt Nam và hợp tác với các đối tác quảng bá thương hiệu, văn hóa chè Việt và tham gia các chuỗi cung ứng tại các quốc gia này. 

Đài Loan: Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Đài Loan để sản xuất và chế biến chè tại Việt Nam, xuất khẩu thành phẩm sang Đài Loan. 

Trung Quốc: Hạn chế xuất khẩu chè tiểu ngạch, chuyển sang chính ngạch; đẩy mạnh kí kết các hợp đồng chính thức với các đối tác; xây dựng thương hiệu chè của Việt Nam và chuỗi giá trị xuyên biên giới với các kênh phân phối uy tín, ổn định vào sâu trong lục địa Trung Quốc. 

Cao su 

Ảnh minh họa

Là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, cao su Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường chính như Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ, Đông Bắc Á và EU. 

Trung Quốc: Thống nhất kiểm soát buôn bán tiểu ngạch, minh bạch hóa thông tin, đơn giản hóa thủ tục, chuyển dần từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, tiến tới xóa bỏ buôn bán tiểu ngạch; xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp (B2B), hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về pháp lý, thông tin, tổ chức kỹ thuật tiếp cận doanh nghiệp chế biến/sử dụng cao su tại Trung Quốc. 

Nhật Bản và Hàn Quốc: Có nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam để phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh như ô tô. Với các quốc gia này, cần tập trung vào một số nội dung sau: Xúc tiến đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển chế biến cao su đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu; hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp sản xuất - tiêu thụ. 

ASEAN và Ấn Độ: Xúc tiến kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su tại Việt Nam với các đối tác khu vực thông qua hình thức liên doanh trồng và chế biến cao su nhằm ổn định nguồn cung nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến của các đối tác. 

Việc mở rộng thị trường Ấn Độ đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết trong đầu tư công nghệ chế biến.

Bài viết cùng chuyên mục:



Thanh Sơn (nongnghiep.vn)

Về Tin tức nông nghiệp

Chuyên tin tức nông nghiệp, chỉ tin tức nông nghiệp. tintucnongnghiep.com là một blog chia sẻ tin tức nông nghiệp Việt Nam và thế giới theo tiêu chí kết nối, chia sẻ và phi lợi nhuận.
«
Trước
Bài đăng Mới hơn
»
Sau
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Chia sẻ của bạn về bài viết này: